Luận Văn Quy định của pháp Luật Việt Nam về tỉ lệ đảm bảo an toàn của ngân hàng thương mại trong nước

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quy định của pháp Luật Việt Nam về tỉ lệ đảm bảo an toàn của ngân hàng thương mại trong nước

    LỜI MỞ ĐẦU .1


    CHƯƠNG 1


    KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈ LỆ ĐẢM BẢO AN TOÀN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC 4


    1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 4


    1.2 Khái niệm về tỉ lệ đảm bảo an toàn của ngân


    hàng thương mại .6


    1.3 Mục đích của việc quy định về tỷ lệ đảm bảo


    an toàn của ngân hàng thương mại 7


    1.3.1 Đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng vốn mang


    nhiều rủi ro 7


    1.3.2 Đảm bảo an toàn cho những người sử dụng các dịch


    vụ của ngân hàng thương mại 9


    1.4 Quy định về tỉ lệ đảm bảo an toàn của ngân hàng thương


    mại qua các thời kỳ .11


    CHƯƠNG 2:


    NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỈ LỆ ĐẢM BẢO AN TOÀN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC .12


    2.1 Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng thương mại 12


    2.1.1 Quy định của pháp luật về tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn tối


    thiểu của ngân hàng thương mại 12


    2.1.2 Những yếu tố cấu thành nên tỉ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu .12


    2.1.3 So sánh tỉ lệ đảm bảo an toàn của ngân hàng thương mại trong nước; Ngân hàng Chính sách xã hội; Ngân hàng Phát


    triển Việt Nam; quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 22


    2.2 Giới hạn góp vốn mua cổ phần của ngân hàng thương mại trong nước .24


    2.3 Giới hạn tín dụng đối với ngân hàng thương mại trong nước 28


    2.3.1 Giới hạn bảo lãnh 28


    2.3.2 Xác định một khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan


    và giới hạn cho vay 33


    2.3.3 Giới hạn chiết khấu 35


    2.4 Tỉ lệ về khả năng chi trả của ngân hàng thương mại trong nước 34


    2.4.1 Tỉ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho


    vay trung hạn và dài hạn .37


    2.4.2 Tỉ lệ tối thiểu giữa giá trị tài sản có thể thanh toán ngay 38

    LỜI MỞ ĐẦU .1


    CHƯƠNG 1


    KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈ LỆ ĐẢM BẢO AN TOÀN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC 4


    1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 4


    1.2 Khái niệm về tỉ lệ đảm bảo an toàn của ngân


    hàng thương mại .6


    1.3 Mục đích của việc quy định về tỷ lệ đảm bảo


    an toàn của ngân hàng thương mại 7


    1.3.1 Đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng vốn mang


    nhiều rủi ro 7


    1.3.2 Đảm bảo an toàn cho những người sử dụng các dịch


    vụ của ngân hàng thương mại 9


    1.4 Quy định về tỉ lệ đảm bảo an toàn của ngân hàng thương


    mại qua các thời kỳ .11


    CHƯƠNG 2:


    NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỈ LỆ ĐẢM BẢO AN TOÀN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC .12


    2.1 Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng thương mại 12


    2.1.1 Quy định của pháp luật về tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn tối


    thiểu của ngân hàng thương mại 12


    2.1.2 Những yếu tố cấu thành nên tỉ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu .12


    2.1.3 So sánh tỉ lệ đảm bảo an toàn của ngân hàng thương mại trong nước; Ngân hàng Chính sách xã hội; Ngân hàng Phát


    triển Việt Nam; quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 22


    2.2 Giới hạn góp vốn mua cổ phần của ngân hàng thương mại trong nước .24


    2.3 Giới hạn tín dụng đối với ngân hàng thương mại trong nước 28


    2.3.1 Giới hạn bảo lãnh 28


    2.3.2 Xác định một khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan


    và giới hạn cho vay 33


    2.3.3 Giới hạn chiết khấu 35


    2.4 Tỉ lệ về khả năng chi trả của ngân hàng thương mại trong nước 34


    2.4.1 Tỉ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho


    vay trung hạn và dài hạn .37


    2.4.2 Tỉ lệ tối thiểu giữa giá trị tài sản có thể thanh toán ngay 38

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài.


    Từ rất sớm, ủy ban Basel1 đã xây dựng chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng nhằm chuẩn mực hoá hoạt động ngân hàng trong trào lưu toàn cầu hoá. Tiêu chí đầu tiên đánh giá khả năng tham gia vào thị trường vốn quốc tế hiện nay là mức độ tuân thủ chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu Theo Hiệp ước Basel 22 .


    Mặc khác, Theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2010, về cơ bản Việt Nam sẽ mở cửa kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, các hạn chế đối với các ngân hàng nước ngoài dàn được tháo dỡ, thị trường tài chính của Việt Nam trở thành một phần thị trường tài chính của khu vực và thế giới3. Hội nhập kinh té quốc té và tự do hóa thương mại dịch vụ tài chính làm cho “sân chơi” của các ngân hàng thương mại rộng hơn và “luật chơi” mới công bằng hơn vì thế một phần nào đó sự khác biệt trong chuẩn mực kiểm soát hoặc mức độ đáp ứng thấp hơn theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ dẫn tới sự thiếu đồng bộ và ngăn cản quá trình hội nhập củng như là giảm sức canh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam.


    Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng thương mại trong nước nói riêng đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện hệ thống pháp lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng cũng như nâng cao năng lực quản trị điều hành, đặc biệt là năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại tiến dần từng bước đến các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Theo đó, việc từng bước áp dụng các chuẩn mực của Basel 2 được đặc biệt chú trọng, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu thời gian qua5. Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đã có nhiều qui định nhằm nâng cao mức độ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng trên cơ sở quán triệt quan điểm “tổ chức tín dụng là doanh nghiệp đặc biệt, cần được quản lý một cách đặc biệt và tiếp cận sát với thông lệ quốc tế về các yêu cầu bảo đảm an toàn trong


    hoạt động ngân hàng”. Cùng với việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quy định mới về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 19/2010/TT-NHNH ngày 27/09/2010 Quy định về tỉ lệ đảm bảo an toàn của tẻ chức tín dụng thay thế cho Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ). Điểm quan trọng trong Thông tư 13 này là: Nâng tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro từ 8% (theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN) lên 9%6. Thông tư này có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường tính an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng nói riêng yà hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung, triệt để thực hiện các qui định Basel 2.


    Việc quy định tỉ lệ đảm bảo an toàn mới đã góp phần nâng cao nâng lực hội nhập quốc tế và củng cố an toàn cho hệ thống ngân hàng nhưng cũng đặc ra cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trước nhiều thách thức như:


    - Thay đổi chiến lược kinh doanh để thực hiện chính sách mới;


    - Phải tạo được sự căn bằng trong việc nâng cao hiệu quản kinh doanh và đảm bảo được tỉ lệ an toàn.


    Vì những lý do trên mà tác giả quyết định chọn đề tài “Quy định của pháp luật Việt Nam về tỉ lệ đảm bảo an toàn của ngân hàng thương mại trong nước” để làm đề tài luận văn của mình.


    2. Mục đích nghiên cứu.


    Việc nghiên cứu đề tài này trước hết là giúp cho người đọc và ngân hàng thương mại trong nước hiểu rõ hơn về những quy định của pháp luật liên quan đến các tỉ lệ đảm bảo an toàn do Ngân hàng Nhà nước đưa ra mà các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng thương mại trong nước nói riêng cần phải đảm bảo. Hơn nữa, tác giả cũng cho họ thấy được những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng các tỉ lệ đảm bảo an toàn, qua đó đề xuất một số giải pháp khắc phục những khó khăn trên nhằm thúc đẩy sự phát triển an toàn cho các hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại. Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng nhằm mở rộng kiến thức chuyên môn và xã hội cho bản thân tác


    3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu.

    Do những hạn chế nhất định về nguồn tài liệu tham khảo, thời gian cũng như kiến thức nên trong đề tài luận văn này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về tỉ lệ đảm bảo an toàn của ngân hàng thương mại trong nước. Từ đó nhận xét và đề xuất một số chủ trương, chính sách, pháp luật mà Ngân hàng Nhà nước cần phải thực hiện trong thời gian tới với mục đích nâng cao tính an toàn cho hệ thống ngân hàng thương mại trong nước.


    4. Phương pháp nghiên cứu.


    Đe hoàn thành tốt luận văn này, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau:


    Phương pháp phân tích , so sánh, tổng hợp tài liệu từ sách, báo, tập chí, tra cứu dữ liệu từ internet bên cạnh việc tham khảo những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Thêm vào đó, tác giả cũng sử dụng phương pháp phân tích câu chữ từ những quy định của pháp luật để cho bài viết được rõ ràng hơn.


    5. Kết cấu đề tài “Quy định của pháp luật Việt Nam về tỉ lệ đảm bảo an toàn của ngân hàng thương mại trong nước” gồm có:


    Mục lục


    Lời mở đầu Phần nội dung:


    Chương 1: Khái quát chung về tỉ lệ đảm bảo an toàn của ngân hàng thương mại trong nước


    Chương 2. Những quy định của pháp luật về tỉ lệ đảm bảo an toàn của ngân hàng thương mại trong nước.


    Chương 3. Nhận xét quy định của pháp luật về tỉ lệ đảm bảo an toàn của ngân hàng thương mại trong nước và một số giải pháp đề xuất.


    Kết luận.


    Tài liệu tham khảo


    Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc xây dựng bài viết nhưng do thời gian nghiên cứu cũng như khả năng tiếp cận nguồn thông tin còn hạn chế nên bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô thông cảm và đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn. Nhân đây em xin chân thành cảm ơn đơn vị Khoa luật trường Đại học cần thơ đã tạo điều kiên thuận lợi cho em hoàn thành luận văn này. Đồng thời, em cũng xin cảm ơn cô Lê Huỳnh Phương Chinh đã giúp đỡ em trong thời gian qua để em có thể hoàn thành tốt luận văn của mình.


    Xin chân thành cảm ơn thầy cô.
     

    Các file đính kèm:

    • 17-.pdf
      Kích thước:
      19.6 MB
      Xem:
      0
Đang tải...