Luận Văn Quy định của pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quy định của pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU 1


    CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG CỦA DOANH NGHIỆP .4


    1.1. Khái niệm người tiêu dùng .4


    1.2. Sự cần thiết của việc đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng .5


    1.3. Nội dung của việc đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng .7


    1.3.1. Chủ thể có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .7


    1.3.2. Những quyền cơ bản của người tiêu dùng trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình 9


    1.3.3. Phương thức giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng 12


    1.4. Những quy định cơ bản của các nước trên thế giới trong pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .14


    1.5. Những nguyên tắc cơ bản khi người tiêu dùng thực hiện quyền lựa chọn hàng hóa, dịch vụ 16


    CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG . 18


    2.1. Trách nhiệm thông tin kịp thời và chính xác 18


    2.1.1. Trách nhiệm thực hiện việc ghi nhãn hàng hóa 19


    2.1.2. Trách nhiệm thông tin trong lĩnh vực quảng cáo .20


    2.1.3. Trách nhiệm thông tin trong lĩnh vực khuyến mại .21


    2.2. Trách nhiệm đảm bảo tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng 25


    2.3. Trách nhiệm bảo hành 27


    2.4. Trách nhiệm bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng 30


    2.5. Trách nhiệm giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng .33


    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT NHẰM BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM 36

    3.1. Thực trạng vi phạm của các doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .36


    3.1.1. Một số vụ việc điển hình .36


    3.1.2. Nguyên nhân của tình trạng doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .39


    3.1.2.1. Những bất cập từ pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 39


    3.1.2.2. Sự yếu kém trong nhận thức và phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ người tiêu dùng 43


    3.1.2.3. Hệ thống các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng hoạt động không hiệu quả .44


    3.1.2.4. Sự yếu kém về ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh .45


    3.1.2.5. Người tiêu dùng chưa có ý thức cao về việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân 46


    3.2. Những đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .47


    3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý .47


    3.2.2. Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của cơ quan thực thi pháp luật . 54


    3.2.3. Nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp .55


    3.2.4. Nâng cao ý thức tự bảo vệ của người tiêu dùng .55


    KẾT LUẬN 57


    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng là động lực phát triển của sản xuất kinh doanh nói riêng, của nền kinh tế xã hội nói chung và chính người tiêu dùng cũng là nhân tố quyết định cho sự phát triển của nền sản xuất, khoa học công nghệ. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nên Liên hợp quốc đã đưa ra tám quyền của người tiêu dùng đó là: quyền được đáp ứng những nhu cầu cơ bản, quyền được an toàn, quyền được thông tin, quyền được lựa chọn, quyền được lắng nghe, quyền được khiếu nại và bồi thường, quyền được giáo dục về tiêu dùng và quyền được có môi trường sống lành mạnh và bền vững. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn luôn có chủ trương chính sách hướng về dân và phục vụ quyền lợi của nhân dân. Pháp luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là cơ sở pháp lý để kịp thời ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh và nâng cao ý thức tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, sử dụng dịch vụ hiệu quả, tiết kiệm nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững.


    Trong pháp luật Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng được bảo vệ bằng nhiều cách thức khác nhau, bằng nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999, Bộ luật Dân sự 2005, Luật cạnh tranh 2004, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007, Pháp lệnh về quảng cáo . và các Nghị định hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, những quy định này vẫn còn chung chung, các chính sách cũng không thật rõ, nên vẫn chưa tạo lập được cơ chế thực sự hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng đòi hỏi một sự thay đổi nhận thức về vai trò của mình từ phía các doanh nghiệp. Nhiều chủ doanh nghiệp đã bắt đầu thừa nhận sự cần thiết phải quan tâm đến các lợi ích chung của người tiêu dùng trong hoạt động kinh doanh của họ. Tuy nhiên, hiện nay, trên thực tế có rất ít doanh nghiệp hoạt động phù hợp với cách nhìn này. Trong khi đó, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không những là bảo vệ lợi ích của số đông mà còn làm cho xã hội được văn minh, công bằng hơn, chống lại sự lũng đoạn của những người sản xuất, kinh doanh không chân chính, ủng hộ những người sản xuất kinh doanh trưng thực, chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh, làm cho kinh tế phát triển, mang lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chính là để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh.


    Từ những lý do trên, nhận thức được rằng Việt Nam vẫn còn thiếu khung pháp lý đồng bộ và hiệu quả để bảo vệ người tiêu dùng một cách có hiệu quả nhất. Vì vậy, người viết đã quyết định chọn đề tài “Quy định của pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền lọi người tiêu dùng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.


    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài


    Khi nghiên cứu đề tài này, người viết mong muốn làm rõ những quy định pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Từ đỏ tìm hiểu những nguyên nhân của thực trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam hiện nay của doanh nghiệp và đóng góp những giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.


    3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài


    Bảo về quyền lợi người tiêu dùng là một vấn đề rất rộng liên quan đến rất nhiều lĩnh vực. Vì vậy, trong luận văn tốt nghiệp tác giả chỉ tập trung vào tìm hiểu những vấn đề chung trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phân tích trách nhiệm của doanh nghiệp trong pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành và Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lần năm.


    4. Phương pháp nghiên cứu đề tài


    Người viết đã vận dụng một vài phương pháp nghiên cứu để làm công cụ phục vụ cho việc nghiên cứu của mình như: phối hợp giữa các phương pháp tổng hợp, phân tích nghiên cứu lý luận, phương pháp phân tích luật viết và đối chiếu, so sánh sánh những quy định của pháp luật về cùng một vấn đề, so sánh giữa lý luận và thực tiễn để thực hiện các mục đích của đề tài.


    5. Bố cục của đề tài


    Trong bài luận văn này gồm các phần sau:


    - Lời nói đầu


    - Phần nội dung bao gồm 3 chương:


    Chương 1: Những quy định chung trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của doanh nghiệp

    Chương 2: Những quy định pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng


    Chương 3: Thực trạng và những đề xuất hoàn thiện những quy định pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam


    - Kết luận


    - Danh mục tài liệu tham khảo.


    Đe hoàn thành được bài luận văn này, người viết xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn và đóng góp ý kiến của cô Nguyễn Mai Hân, người đã tận tình hướng dẫn người viết hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Do có phần hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn nên trong quá trình nghiên cứu đề tài người viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp tận tình của quý Thày, Cô và các bạn để người viết bổ sung thêm kiến thức và bài luận văn được hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

    • 75-.pdf
      Kích thước:
      22.2 MB
      Xem:
      0
Đang tải...