Chuyên Đề Quy định của pháp luật về thị trường giao dịch chứng khoán

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quy Định Pháp Luật Về Thị Trường Giao Dịch Chứng Khoán

    CHƯƠNG I:
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
    A. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG TRONG LUẬT CHỨNG KHOÁN
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    Luật này quy định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm
    yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị
    trường chứng khoán.
    Điều 2. Đối tượng áp dụng
    1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư
    chứng khoán và hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
    2. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị
    trường chứng khoán.
    Điều 3. Áp dụng Luật chứng khoán, các luật có liên quan và điều ước
    quốc tế
    1. Hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh
    doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán áp
    dụng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
    2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
    thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định
    của điều ước quốc tế đó. Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện điều ước quốc tế
    phù hợp với lộ trình hội nhập và cam kết quốc tế.
    Điều 4. Nguyên tắc hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán
    1. Tôn trọng quyền tự do mua, bán, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán của
    tổ chức, cá nhân.
    2. Công bằng, công khai, minh bạch.
    3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
    4. Tự chịu trách nhiệm về rủi ro.
    5. Tuân thủ quy định của pháp luật.
    Điều 5. Chính sách phát triển thị trường chứng khoán
    1. Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức,
    cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân tham gia đầu tư và hoạt
    động trên thị trường chứng khoán nhằm huy động các nguồn vốn trung hạn và dài
    hạn cho đầu tư phát triển.
    Đại Học Kinh Tế TP.HCM GVHD: Cô Nguyễn Từ Nhu
    Đề tài thuyết trình: Quy Định Pháp Luật Về Thị Trường Giao Dịch Chứng Khoán
    3
    2. Nhà nước có chính sách quản lý, giám sát bảo đảm thị trường chứng khoán
    hoạt động công bằng, công khai, minh bạch, an toàn và hiệu quả.
    3. Nhà nước có chính sách đầu tư hiện đại hoá cơ sở hạ tầng cho hoạt động
    của thị trường chứng khoán, phát triển nguồn nhân lực cho ngành chứng khoán,
    tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
    Điều 6. Giải thích từ ngữ
    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của
    người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán
    được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao
    gồm các loại sau đây:
    a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
    b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp
    đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.
    2. Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của
    người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
    3. Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của
    người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành.
    4. Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư
    đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng.
    5. Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành
    kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm bảo đảm cho cổ đông hiện hữu
    quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xác định.
    6. Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành
    trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng khoán được quyền
    mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong
    thời kỳ nhất định.
    7. Quyền chọn mua, quyền chọn bán là quyền được ghi trong hợp đồng cho
    phép người mua lựa chọn quyền mua hoặc quyền bán một số lượng chứng khoán
    được xác định trước trong khoảng thời gian nhất định với mức giá được xác định
    trước.
    8. Hợp đồng tương lai là cam kết mua hoặc bán các loại chứng khoán, nhóm
    chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán nhất định với một số lượng và mức giá nhất
    định vào ngày xác định trước trong tương lai.
    9. Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ năm phần trăm
    trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành.
    10. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài
    tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán.
    Đại Học Kinh Tế TP.HCM GVHD: Cô Nguyễn Từ Nhu
    Đề tài thuyết trình: Quy Định Pháp Luật Về Thị Trường Giao Dịch Chứng Khoán
    4
    11. Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là ngân hàng thương mại, công
    ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, tổ chức kinh
    doanh chứng khoán.
    12. Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán
    theo một trong các phương thức sau đây:
    a) Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet;
    b) Chào bán chứng khoán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà
    đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
    c) Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định.
    13. Tổ chức phát hành là tổ chức thực hiện phát hành chứng khoán ra công
    chúng.
    14. Tổ chức bảo lãnh phát hành là công t
    CHƯƠNG II:
    QUY CHẾ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
    TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
    THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 25 /QĐ-TTGDHCM ngày 17 tháng 04
    năm2007, của Giám đốc Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM)
    A. QUY ĐỊNH CHUNG
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    Quy chế này quy định về hoạt động giao dịch trên Trung tâm Giao dịch chứng
    khoán Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là “TTG CK TP.HCM”).
    Điều 2. Giải thích thuật ngữ
    Trong quy chế này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    2.1. Thành viên giao dịch tại TTGDCK TP.HCM là công ty chứng khoán được
    TTG CK TP.HCM chấp thuận trở thành thành viên giao dịch (sau đây gọi tắt
    là “thành viên”).
    2.2. Hệ thống giao dịch là hệ thống máy tính dùng cho hoạt động giao dịch
    chứng khoán tại TTG CK TP.HCM.
    2.3. Hệ thống chuyển lệnh là hệ thống thực hiện việc chuyển các lệnh giao dịch
    của nhà đầu tư từ thành viên đến TTG CK TP.HCM.
    2.4. Biên độ dao động giá là giới hạn dao động giá chứng khoán quy định trong
    ngày giao dịch được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với giá tham chiếu.
    2.5. Giá tham chiếu là mức giá làm cơ sở để TTG CK TP.HCM tính giới hạn
    dao động giá chứng khoán trong ngày giao dịch.
    2.6. Giá thực hiện là giá chứng khoán được xác định từ kết quả khớp lệnh hoặc
    giá hình thành từ giao dịch thỏa thuận.
    2.7. Giá mở cửa là giá thực hiện tại lần khớp lệnh đầu tiên trong ngày giao dịch.
    2.8. Giá đóng cửa là giá thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao
    dịch. Trong trường hợp không có giá thực hiện trong ngày giao dịch, giá đóng
    cửa được xác định là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó.
    2.9. Trạm đầu cuối là các thiết bị đầu vào và đầu ra dùng để nhận hoặc chuyển
    thông tin.
    2.10. Đại diện giao dịch của thành viên TTG CK TP.HCM là nhân viên do thành
    viên cử và được TTG CK TP.HCM cấp thẻ đại diện giao dịch.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...