Luận Văn Quy định của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quy định của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1


    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1


    2. Phạm vi nghiên cứu 2


    3. Mục đích nghiên cứu đề tài 2


    4. Phương pháp nghiên cứu . 2


    5. Kết cấu luận văn . 2


    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THẾ CHẮP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 3


    1.1. Khái niệm và đặc điểm của thế chấp quyền sử dụng đất 3


    1.1.1. Quyền sử dụng đất . 3


    1.1.2. Khái niệm thế chấp quyền sử dụng đất 4


    1.1.3. Đặc điểm của thế chấp quyền sử dụng đất . 5


    1.2. Tầm quan trọng của việc quy định thế chấp quyền sử dụng đất . 5


    1.3. Quá trình phát triển của pháp luật vê thế chấp quyền sử dụng đất 7


    1.3.1. Trước cách mạng tháng tám năm 1945 7


    1.3.2. Sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến Bộ luật dân sự năm


    2005 . 9


    1.3.3. Từ khi Bộ luật dân sự năm 2005 ra đời cho đến nay 11


    _CHƯƠNG 2 QUY định của pháp luật vỀ hoạt động THỂ CHẮP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 12


    2.1. Điều kiện của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất .12


    2.1.1. Điều kiện về hình thức 12


    2.1.2. Chủ thể của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất . 13


    2.1.2.L Bên thế chấp 13


    2.1.2.2. Bên nhận thế chấp 19


    2.2. Ctf quan quản lý về hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất 22


    2.2.1. Cơ quan đăng ký thế chấp quyển sử dụng đất . 22


    2.2.2. Cơ quan công chứng, chứng thực 22

    2.3. Những loại đất được quyền thế chấp 28


    2.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất 34


    2.4.1. Quyền và nghĩa vụ bên thế chấp quyền sử dụng đất . 34


    2.4.2. Quyền và nghĩa vụ bên nhận thế chấp quyển sử dụng đất 37


    2.5. Trình tự, thủ tục thực hiện việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất . 39


    2.6. Xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất .48


    _CHƯƠNG 3:_THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẮT VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 51


    3.1. Những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thế chấp quyền sử dụng đất .51


    3.1.1. về các loại đất được thế chấp và không được thế chấp . 51


    3.1.2. về các vẩn đề liên quan đến hoạt động xử lý tài sản thế chấp 51


    3.1.2.L Phương thức xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất . 51


    3.1.2.2. Quyền đơn phương chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã thế chấp khi xử lý tài sản của bên nhận thế chấp 52


    3.1.2.3. Việc tiếp tục được sử dụng quyền sử dụng đất thuê sau khi xử lý tài sản thế chấp gắn liền với đất thuê 52


    3.1.3. về thời hạn giải quyết việc đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất 53


    3.1.4. về đăng ký giao dịch bảo đảm trong trường hợp một tài sản bảo


    đảm cho nhiều nghĩa vụ .53


    3.1.5. Thực trạng quyền tiếp cận thông tín liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất 54


    3.2. Đề xuất một số kiến nghị 56


    KẾT LUẬN 61


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Thế chấp quyền sử dụng đất là một trong những quyền năng của người sử dụng đất được chính thức ghi nhận khi Luật đất đai năm 1993 ra đời, việc thế chấp quyền sử dụng đất là hình thức bảo đảm được sử dụng phổ biến nhất trong thực tế hiện nay. Theo đó, người sử dụng đất được phép thế chấp quyền sử dụng đất của mình đế vay vốn sản xuất kinh doanh. Đây là bước tiến quan trọng trong quản lý và sử dụng đất, Nhà nước đã mở ra khả năng mới để người sử dụng đất có thể tiếp cận với các nguồn vốn cho vay, giúp họ có những điều kiện nhất định để phục vụ cho việc đầu tư sản xuất, làm tăng giá trị của đất và góp phần mở rộng thị trường vốn ở nước ta. Bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận, Nhà nước không ngừng sửa, đổi bổ sung pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất phát triển ngày càng mạnh mẽ.


    Bộ luật dân sự 2005 và Luật đất đai 2003 hiện hành quy định về thế chấp quyền sử dụng đất xem như khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên nước ta đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nên nhu cầu vốn để người dân sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, cũng như nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày là rất lớn. Vì thế, pháp luật nói chung và Luật đất đai nói riêng không thể điều chỉnh được kịp thời và thỏa mẫn hết quan hệ liên quan đến đất đai, đặc biệt là đối với vấn đề thế chấp quyền sử dụng đất. Vì vậy, hiện nay thế chấp quyền sử dụng đất giữa các chủ thể đang gặp nhiều khó khăn, bức xúc mà pháp luật chưa kịp điều chỉnh.


    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên nên người viết đã chọn đề tài “Quy định của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất”, để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.


    Việc nghiên cứu đề tài “Quy định của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất” là một đề tài khá phức tạp, đòi hỏi phải nắm vững các kiến thức về pháp luật dân sự và các quy định về luật đất đai, đồng thời phải tìm hiểu quy định này trên thực tế, nhưng dù có cố gắng nghiên cứu tim hiểu các tài liệu có liên quan nhưng do kiến thức phân tích luật còn nhiều hạn chế. Vì vậy không tránh khỏi việc thiếu sót và hạn chế, do đó người viết mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn sinh viên quan tâm đến lĩnh vực này để bài luận có thể hoàn thiện hơn.

    2. Phạm vi nghiên cứu


    Trong đề tài này, người viết chỉ tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật điều chỉnh về thế chấp quyền sử dụng đất, mối quan hệ giữa Luật đất đai và Bộ luật dân sự có quy định chặt chẽ về vấn đề này hay không, có mâu thuẫn vướng mắc không. Qua đó đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Từ đó người viết đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất.


    3. Mục đích nghiên cứu đề tài


    Luật đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004. Luật đất đai ra đời với những quy định tiến bộ, phù hợp có ý nghĩa cũng như tác động quan trọng đến đời sống xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao hiệu lực quản lý đất đai, khuyến khích việc sử dụng họp lý và có hiệu quả nguồn lực đất đai. Mặt khác, những quy định tại Luật đất đai năm 2003 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ừong việc bảo vệ các quyền của người sử dụng đất.


    Nhằm làm rõ một số vấn đề thực tiễn thi hành các quy định của Luật đất đai năm 2003, ừong khuôn khổ bài viết này tập trung nghiên cứu về những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thế chấp quyền sử dụng đất, từ đó đề xuất những kiến nghị về một số vấn đề có liên quan đến thế chấp quyền sử dụng đất nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật có liên quan.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Đe thực hiện luận văn, người viết vận dụng những kiến thức đã có kết hợp với thu thập, tổng hợp các tài liệu liên quan đến “Quy định của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất”. Bên cạnh việc thu thập, tổng hợp các tài liệu liên quan người viết còn sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phân tích luật viết, kết hợp lý luận với thực tiễn để góp phần làm rõ đề tài.


    5. Kết cấu luận văn


    Luận văn gồm ba phàn: Lời nói đầu, phần nội dung và phần kết luận.


    Phần nội dung gồm có 3 chương:


    - Chương 1: Khái quát chung về thế chấp quyền sử dụng đất.


    - Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành về thế chấp quyền sử dụng


    đất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...