Tiểu Luận Quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết việc làm đối với người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tập Học kỳ Luật Người khuyết tật – Đề số 8 (8 điểm)


    Đề số 8: Quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết việc làm đối với người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay.
    LỜI MỞ ĐẦU
    Chính sách việc làm được thực thi với mục tiêu phải tạo ra điều kiện và cơ hội để mọi người lao động có việc làm, có thu nhập bảo đảm cuộc sống bản thân và gia đình đồng thời đóng góp một phần cho xã hội. Chính sách việc làm và giải quyết việc làm là yêu cầu cho mọi người lao động nhưng đặc biệt quan tâm những người lao động yếu thế trong xã hội do có những khiếm khuyết đã ngăn cản hoặc hạn chế họ tham gia thuận lợi vào thị trường lao động để có một việc làm ổn định. Trong các đối tượng yếu thế về việc làm và xã hội, thì việc làm cho người khuyết tật (NKT) là đối tượng hết sức đặc biệt luôn được Đảng, Nhà nước và xã hội chú trọng quan tâm. Chính sách việc làm đối với NKT là một phần quan trọng trong tổng thể các chính sách xã hội nhằm giúp đỡ và tạo cơ hội để họ vượt qua những rào cản và hòa nhập với cuộc sống.
    Tại Việt Nam, chính sách này đã được triển khai rộng rãi từ năm 1998 với sự ra đời của Pháp lệnh về Người tàn tật. Pháp lệnh đã đem đến những thay đổi tích cực, cải thiện một phần đời sống của người tàn tật, đặc biệt bao gồm cả lĩnh vực việc làm cho NKT. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong số người tàn tật có khả năng lao động, hiện vẫn còn trên 50% chưa có đủ việc làm, số có việc làm nhưng lại thường có thu nhập thấp, không ổn định. Cơ hội hòa nhập cho người tàn tật với cộng đồng vẫn đang là một thách thức lớn, còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết có hiệu quả như công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề, việc làm cho người tàn tật, khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản,
    Chính vì vậy, với bài tập lớn học kỳ môn Luật NKT Việt Nam, em xin chọn đề tài “Quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết việc làm đối với NKT ở Việt Nam hiện nay”. Đây là một đề tài đòi hỏi lượng kiến thức xã hội phong phú, đặc biệt là các kiến thức liên quan đến NKT. Bài làm của em sẽ còn nhiều thiếu sót, em kính mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô để vốn kiến thức của em được hoàn thiện hơn.
    NỘI DUNG CHÍNH
    I. Lý luận chung về vấn đề việc làm đối với NKT.
    I.1. Khái niệm việc làm đối với NKT.
    I.1.a. Khái niệm việc làm.
    Ở Việt Nam, khái niệm việc làm chính thức được ghi nhận trong Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 1994. Cụ thể theo Điều 13 BLLĐ, việc làm được hiểu là mọi hoạt động lao động tạo ra thu thập và không bị pháp luật cấm. Hoạt động lao động nói chung được hiểu là sự tác động của sức lao động vào tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, những hoạt động được coi là việc làm ở đây phải là những hoạt động có tính thường xuyên liên tục mang tính nghề nghiệp. Vì vậy, người được coi là có việc làm phải là người thực hiện các hoạt động lao động trong phạm vi nghề nhất định và trong thời gian tương đối ổn định. Đồng thời các hoạt động lao động này phải tạo ra thu nhập và hoạt động đó phải là hợp pháp.
    I.1.b. Khái niệm việc làm đối với NKT.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...