Luận Văn Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của người làm chứng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đi đôi với quá trình hội nhập phát triển kinh tế là yêu cầu xây dựng một xã hội có những thiết chế pháp luật chặt chẽ và cụ thể, trong đó quyền con người phải được tôn trọng và bảo vệ. Chế định người làm chứng được quy định trong BLTTHS năm 2003 là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ người làm chứng - chủ thể góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới, sự hoàn thiện chế định pháp luật người làm chứng và sự bảo đảm của nhà nước về địa vị pháp lý của người làm chứng sẽ có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo vệ quyền lợi của con người, quyền lợi của toàn xã hội nói chung cũng như quyền lợi của người làm chứng nói riêng; góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự công minh của pháp luật, của Nhà nước và đồng thời góp phần quan trọng xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa vững mạnh. Pháp luật của nhiều nước trên thế giới cũng đã quy định tích cực theo hướng nhân đạo hóa và ngày càng hoàn thiện hơn chế định này.
    Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định theo hướng ngày càng hoàn thiện các chế định về người làm chứng, mở rộng quyền của họ và những biện pháp bảo đảm tố tụng cho các quyền đó. Tuy nhiên, việc quy định về địa vị pháp lý của người làm chứng trong BLTTHS năm 2003 vẫn chưa tạo cơ sở pháp lý phù hợp để khuyến khích người làm chứng tích cực thực hiện nghĩa vụ công dân của mình, chưa thực sự bảo đảm các quyền, lợi ích chính đáng của người làm chứng. Trong khi đó, hoạt động của tội phạm ngày càng nguy hiểm và táo tợn hơn trong việc trả thù, đe dọa, hành hung người làm chứng. Quy định pháp luật hiện hành về địa vị pháp lý người làm chứng còn nhiều những bất cập trong nội dung cũng như cơ chế giải quyết. Việc nghiên cứu chế định người làm chứng trong tố tụng hình sự để có cái nhìn sâu hơn, đầy đủ hơn và có những giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về người làm chứng là hoàn toàn cần thiết.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Có nhiều tác giả nghiên cứu trong các công trình khoa học có cấp độ khác nhau quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của người làm chứng. Trong đó có một số bài viết như: “Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhằm bảo vệ người làm chứng khi tham gia tố tụng” của Th.s Nguyễn Hải Ninh (Trường Đại học Luật Hà Nội), Tham luận tại Hội thảo quyền con người tổ chức tháng 12 năm 2010; “Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự” của Th.s Đinh Thế Hưng – Viện Nhà nước và Pháp luật, Tham luận tại Hội thảo: Các điều kiện đảm bảo quyền con người ở Việt Nam do Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Viện Nhà nước và Pháp luật tổ chức ngày 27/8/2010; Đề tài khoa học cấp trường năm 2010 “Cơ sở pháp lý bảo vệ người làm chứng” của tác giả Phạm Chung (Đại học Đà Lạt); “Bảo vệ người làm chứng và miễn trừ quyền làm chứng trong tố tụng hình sự” của PGS. TS Nguyễn Thái Phúc – Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (Tạp chí Kiểm sát số 18 & 20 năm 2008); “Hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong vụ án hình sự” - PGS,TS. Trần Đình Nhã – Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc Hội (http://luathinhsu.wordpress.com/2010 /08/26/hoan-thien-co-so-phap-ly-ve-bao-ve-nguoi-to-giac-nguoi-lam-chung-nguoi-bi-hai-trong-vu-an-hinh-su/); “Một số vấn đề cần chú ý về tâm lý xã hội của người làm chứng” của tác giả Đinh Tuấn Anh (Học viện Cảnh sát nhân dân) đăng trên tạp chí Kiểm sát số 7 (04/2008); “Một số vấn đề trong việc bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại trong các vụ án hình sự” của Thạc sỹ Trần Đại Thắng (Viện khoa học kiểm sát VKSNDTC) đăng trên tạp chí kiểm sát số 24 (2005); “Cần quy định rõ, đầy đủ tư cách pháp lý quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng hình sự” của tác giả Đinh Văn Lý đăng trên tạp chí Kiểm sát số 17/2009; “Bảo đảm quyền của người làm chứng trong BLTTHS” của Luật sư, TS. Phan Thị Hương Thúy đăng trên http://luathinhsu.wordpress.com/2010/10/07/bao-dam-quyen-cua-nguoi-lam-chung-trong-bltths/ .
    Các bài viết này đã đề cập đến một số khía cạnh xung quanh người làm chứng, giúp người đọc thấy được vai trò quan trọng của người làm chứng, các đặc điểm về tâm lý xã hội khi tham gia làm chứng, đồng thời cũng chỉ ra được những bất cập cần phải giải quyết và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật.
    3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của khóa luận
    Khóa luận làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc quy định về địa vị pháp lý người làm chứng, đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong các quy định pháp luật về vấn đề này, từ đó tìm ra những nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về chế định người làm chứng trong TTHS.
    Để đạt được mục đích trên khóa luận đặt ra những nhiệm vụ cụ thể sau:
    - Phân tích quy định về địa vị pháp lý của người làm chứng trên cơ sở làm rõ yếu tố tâm lý người làm chứng, vai trò của họ trong giải quyết vụ án hình sự.
    - Nghiên cứu thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật trong việc bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người làm chứng.
    - Tìm ra những nguyên nhân của thực trạng và đưa ra một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật và các giải pháp khác đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của người làm chứng
    Về phạm vi nghiên cứu: khóa luận tập trung phân tích quy định của BLTTHS năm 2003 về quyền và nghĩa vụ người làm chứng trên cơ sở lý luận và thực tế thực hiện những quy định về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc đảm bảo quyền của người làm chứng.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng và Nhà nước về quyền con người, đề tài được nghiên cứu chủ yếu bằng phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử; kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, khảo sát thực tiễn và một số phương pháp luận khác.
    5. Bố cục của khóa luận
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm ba chương:
    Chương I. Một số vấn đề chung về người làm chứng và địa vị pháp lý của người làm chứng trong tố tụng hình sự
    Chương II. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của người làm chứng
    Chương III. Thực trạng thực hiện những quy định của pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng và các giải pháp nâng cao hiệu quả
    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƯỜI LÀM CHỨNG VÀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ . 5
    1.1. Người làm chứng trong tố tụng hình sự 5
    1.2. Khái niệm địa vị pháp lý của người làm chứng trong tố tụng hình sự Việt Nam 14
    CHƯƠNG II. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG .17
    2.1. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về quyền của người làm chứng 17
    2.2. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về nghĩa vụ của người làm chứng 22
    2.3. Quy định của pháp luật về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm các quyền pháp lý của người làm chứng 29
    CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ .34
    3.1. Thực trạng thực hiện những quy định của pháp luật hiện hành về quyền, nghĩa vụ của người làm chứng và nguyên nhân của thực trạng . 34
    3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quyền và nghĩa vụ của người làm chứng trong tố tụng hình sự . 44
    3.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật 44
    3.2.1.1. Định hướng hoàn thiện BLTTHS nhằm đảm bảo hơn nữa quyền của người làm chứng trong hoạt động tố tụng hình sự. 44
    3.2.1.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo hơn nữa quyền của người làm chứng trong hoạt động tố tụng hình sự. 46
    3.2.2. Một số giải pháp khác. 49
    KẾT LUẬN CHƯƠNG III 51
    KẾT LUẬN 52
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...