Thạc Sĩ Quy định công tác quản lý khoa bộ môn trực thuộc QC 09 

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÌNH TRẠNG BAN HÀNH, SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

    Lần ban hành/sửa đổi
    Trang mục, nội dung sửa đổi Ngày ban hành/ sửa đổi Số ban hành/ sửa đổi
    1. Ban hành mới 24/9/2003 1/0
    2. Ban hành mới 27/02/2004 2/0
    3. Sửa đổi nội dung các mục:5.3; 6 15/04/2006 2/1
    4. Sửa đổi nội dung các mục: 3; 5.3.1; 5.3.2; 5.3.5, bổ sung mẫu biểu 10/11/2007 3/0
    5. Sửa “ISO 9001:2000” thành “ISO 9001:2008” 07/02/2009 3/1
    6. Bổ sung tài liệu viện dẫn và sửa B01, 04 02/12/2009 3/2
    7. Sửa đổi một số nội dung và tên một số đơn vị 14/10/2010 3/3
    8. Sửa đổi nội dung cho phù hợp chức năng, nhiệm vụ Khoa/Bộ môn. 25/11/2011 4/0
    9. Sửa nội dung các mục:
    - 4.5: Thành lập Hội đồng Khoa,
    - 5.1.4.1: Mời giảng viên thỉnh giảng
    25/5/2012
    5/0
    10. Bổ sung nội dung công tác cho phù hợp với thực tế. 5/2013 5/1
    11 Thay đổi biểu mẫu cho phù hợp với hướng dẫn tổ chức đánh giá phương pháp giảng dạy. 8/2015 5/2


    1. Mục đích
    1.1. Giúp cho lãnh đạo nhà trường có cơ sở quản lý, kiểm tra đánh giá, điều chỉnh hoạt động của các Khoa/Bộ môn trực thuộc.
    1.2. Giúp cho các lãnh đạo Khoa/ Bộ môn trực thuộc, Bộ môn thuộc Khoa có cơ sở quản lý điều hành công tác của đơn vị; giám sát, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của giảng viên, kịp thời phát hiện thiếu sót để bổ sung, chấn chỉnh.
    1.3. Giúp cho giảng viên nắm vững nhiệm vụ để thực hiện.
    2. Phạm vi áp dụng
    Tài liệu này áp dụng cho các Khoa/ Bộ môn trực thuộc, Bộ môn thuộc Khoa.
    3. Tài liệu viện dẫn
    3.1. Luật giáo dục;
    3.2. Luật Giáo dục đại học năm 2012;
    3.3. Quyết định số 86/2000/QĐ-TTg ngày 18/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế trường đại học dân lập;
    3.4. Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ trường Đại học;
    3.5. Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/11/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về Quy định về chế độ làm việc đối với giảng viên;
    3.6. Thông tư số 44/2011/TT – BGDĐT ngày 10/10/2011 quy định chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục;
    3.7. Quy chế tổ chức và hoạt động; nội quy, quy định hiện hành của Trường Đại học Dân lập Hải Phòng;
    3.8. Quyết định số 599/2010/QĐ-HT ngày 12 tháng 8 năm 2010 về việc ban hành Quy định khối lượng công tác của giảng viên;
    3.9. Quyết định số 907/2011/QĐ-HT ngày 19/9/2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Dân lập Hải Phòng về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ Khoa và Bộ môn trực thuộc;
    3.10. Quyết định 971/2011/QĐ-HT ngày 8/10/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Dân lập Hải Phòng về việc ban hành Quy chế hoạt động Khoa học & Công nghệ.
    3.11. Các tài liệu ISO về Quy định, Hướng dẫn công tác liên quan.
    4. Định nghĩa
    4.1. Bộ môn thuộc Khoa: là đơn vị chuyên môn về đào tạo, khoa học và công nghệ của một hoặc một số ngành, chuyên ngành đào tạo trực thuộc Khoa. Bộ môn chịu sự quản lý trực tiếp của Khoa.
    4.2. Khoa/Bộ môn trực thuộc: là đơn vị quản lý hành chính cơ sở của trường, có chức năng, nhiệm vụ được Hiệu trưởng quy định. Khoa/Bộ môn trực thuộc chịu sự quản lý trực tiếp của Hiệu trưởng.
    4.3. Giảng viên thỉnh giảng: là các cán bộ khoa học, giảng viên đã, đang công tác, giảng dạy tại cơ quan, tổ chức khác có đủ tiêu chuẩn theo quy định, được mời tham gia giảng dạy tại trường, được hưởng các quyền lợi theo Hợp đồng giảng dạy.
    4.4. Giảng viên cơ hữu: là những người làm công tác giảng dạy tại trường, không nằm trong biên chế của cơ quan, tổ chức khác, được hưởng lương và mọi quyền lợi của giảng viên theo quy định của pháp luật và của trường; gồm: giảng viên thử việc, giảng viên tập sự, giảng viên dự bị, giảng viên chính, Phó giáo sư, Giáo sư.
    4.5 Hội đồng Khoa được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng trên cơ sở đề nghị của trưởng Khoa.
    Hội đồng Khoa có nhiệm vụ tư vấn cho Trưởng Khoa thực hiện các nhiệm vụ theo quyết định của Hiệu trưởng về chức năng, nhiệm vụ Khoa:
    - Xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ dài hạn và hàng năm,
    - Xây dựng và sửa đổi quy định về hoạt động khoa học công nghệ của Khoa,
    - Đánh giá công tác quản lý, hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của Khoa,
    - Duyệt và nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Khoa, thông qua các đề tài cấp cao hơn.
    - Tư vấn cho Trưởng Khoa phê duyệt (xây dựng mới, bổ sung, điều chỉnh) nội dung chương trình đào tạo các chuyên ngành thuộc Khoa do Bộ môn trình.
    5. Nội dung
    5.1. Công tác quản lý Bộ môn thuộc Khoa:
    5.1.1 Nhiệm vụ của Trưởng, Phó Bộ môn
    Trưởng, Phó Bộ môn là người đứng đầu Bộ môn, do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Trưởng Khoa, chịu sự quản lý trực tiếp của lãnh đạo Khoa.
    5.1.2 Nhiệm vụ của Bộ môn:
    - Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng. tiến độ giảng dạy, học tập của một hoặc một số môn học trong chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của Trường, của Khoa,
    - Xây dựng và hoàn thiện nội dung môn học, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến nhóm môn học được Trưởng Khoa và Hiệu trưởng giao,
    - Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, tổ chức hoạt động học thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo,
    - Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của trường và khoa; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho trường, thực hiện dịch vụ xã hội và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn của Bộ môn,
    - Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học của Bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn,
    - Tổng kết, đánh giá công tác quản lý, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học công nghệ, hoạt động học tập tự bồi dưỡng của cá nhân, của Bộ môn theo yêu cầu của Trưởng Khoa và Nhà trường.
    5.1.3 Nhiệm vụ của giảng viên
    - Thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hoạt động khoa học và công nghệ, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ theo chức năng nhiệm vụ và quy định về chế độ làm việc đối với giảng viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
    - Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
    - Tham gia quản lý trường, Khoa; công tác đoàn thể khi được tín nhiệm và các công tác khác được Trường, Khoa và Bộ môn giao.
    - Tuần đầu tháng 8 hàng năm, đăng ký khối lượng công tác năm học với bộ môn (QC09-B05)
    - Tuần thứ 3 tháng 6 hàng năm, thống kê, tổng kết hoạt động giảng dạy (QC09-B08), hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ (QC09-B09) và hoạt động học tập tự bồi dưỡng (QC09-B10).
    5.1.4 Công tác quản lý Bộ môn:
    Bộ môn chịu trách nhiệm trước Khoa và Hiệu trưởng trong việc thực hiện các nhiệm vụ (mục 5.1.2), trên cơ sở phân cấp và chỉ đạo của lãnh đạo Khoa. Cụ thể:
    5.1.4.1 Quản lý chuyên môn:
    a - Xây dựng đề cương chi tiết môn học:
    Trưởng Bộ môn tổ chức xây dựng đề cương chi tiết môn học, thông qua Bộ môn, trình Trưởng Khoa phê duyệt.
    Sau mỗi năm học, Bộ môn xem xét, đề nghị điều chỉnh/bổ sung (nếu cần) đề cương chi tiết môn học cho phù hợp với thực tế.
    b - Quản lý công tác giảng dạy
    Phân công giảng dạy:
    * Đối với giảng viên cơ hữu
    Trên cơ sở dự kiến kế hoạch năm học (QC07-B02), dự kiến mở lớp (QC07-B04), phân công giảng dạy theo năng lực, trình độ và thời gian một cách hợp lý, đề nghị Khoa xem xét chuyển lại Phòng đào tạo Đại học và Sau đại học.
    * Đối với giảng viên thỉnh giảng:
    - Theo kế hoạch đào tạo năm học (QC07-B03), Dự kiến danh sách giảng viên thỉnh giảng cần mời theo môn học, học kỳ. Bộ môn, Khoa, Phòng đào tạo Đại học và Sau đại học phối hợp liên hệ mời.
    - Khoa/Bộ môn nhận từ Phòng đào tạo Đại học và Sau đại học một bản sao biểu (QC10-B01) và (QC10-B02) lưu hồ sơ theo dõi.
    Trong quá trình giảng dạy, Bộ môn chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan trong việc quản lý, đánh giá giảng viên về chất lượng giảng dạy và việc thực hiện các nghiệp vụ lên lớp.
    c - Tổ chức đánh giá phương pháp giảng dạy, dự giờ giảng năm học:
    - Căn cứ vào kế hoạch năm học, Khoa/ Bộ môn lập kế hoạch tổ chức đánh giá phương pháp giảng dạy (QC09 – B01) và dự giờ giảng viên giảng thử môn mới.
    - Đối với giảng viên giảng thử môn mới: Khoa/Bộ môn tổ chức dự giờ ghi nhận xét vào Phiếu dự giờ giảng viên (QC09 - B03).
    - Đối với các giảng viên đang giảng dạy trong học kỳ: Khoa/bộ môn tổ chức đanh giá phương pháp giảng dạy và ghi Phiếu đánh giá phương pháp giảng dạy (QC09 - B04).
    - Việc tổ chức đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên được thực hiện theo Hướng dẫn số 755/HD-HT ngày 12/8/2015 của Hiệu trưởng và kèm theo Biên bản đánh giá (QC09 - B02).
    d- Kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ giảng dạy
    - Căn cứ thời khóa biểu và đề cương chi tiết môn học, đầu mỗi học kỳ, giảng viên lập lịch giảng dạy các lớp được phân công giảng dạy. Đầu tuần thứ 2 của học kỳ, Bộ môn thu, kiểm tra lịch giảng dạy (QC07-B07; QC07 – B08) của các giảng viên ký duyệt và lưu tại bộ môn.
    - Ít nhất 2 tuần/ lần, tổ chức sinh hoạt chuyên môn về các nội dung: Kế hoạch, tiến độ giảng dạy; nội dung giảng dạy; phương pháp giảng dạy; cập nhật các kiến thức chuyên ngành
    - Kết thúc học kỳ, Bộ môn kiểm tra lịch giảng dạy phần thực hiện, ký xác nhận. Bộ môn lập bảng thống kê khối lượng giảng dạy so với kế hoạch theo học kỳ (QC07 - B10) và theo năm học (QC07-B11) chuyển cho khoa, Phòng đào tạo Đại học và Sau đại học tổng hợp, kiểm tra.
    - Tháng 6 hàng năm, bộ môn kiểm tra và tổng hợp khối lượng giảng dạy trong năm học (QC09 – B11) chuyển cho Khoa, Phòng đào tạo Đại học và Sau đại học xác nhận và làm cơ sở tính tổng khối lượng công tác của Khoa/ Bộ môn trong năm học.
    e - Công tác tốt nghiệp
    Bộ môn, dưới sụ chỉ đạo của Khoa, tổ chức công tác tốt nghiệp theo quy định của HD02 (Hướng dẫn công tác tốt nghiệp).
    5.1.4.2 Quản lý nhân sự
    Lãnh đạo Bộ môn chịu trách nhiệm quản lý nhân sự của đơn vị theo sự phân cấp của Khoa và Hiệu trưởng:
    - Tìm hiểu hồ sơ, năng lực, sở trường, hoàn cảnh, nguyện vọng của từng giảng viên để phân công nhiệm vụ cho phù hợp;
    - Quản lý, kiểm tra công tác giảng dạy, học tập tự bồi dưỡng và việc thực hiện các nhiệm vụ của giảng viên.
    - Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên. Phối hợp với Khoa đề xuất với nhà trường về kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giảng viên Bộ môn.
    a - Quản lý giảng viên thử việc:
    - Tiếp nhận giảng viên mới: Bộ môn tổ chức họp để giới thiệu giảng viên mới, giới thiệu về tổ chức, nhân sự, nhiệm vụ, cơ sở vật chất, các quy trình công tác quản lý liên quan. Phân công giảng viên có kinh nghiệm hướng dẫn, giúp đỡ giảng viên mới làm quen với công việc.
    - Trước khi hết thời gian thử việc, Bộ môn cho giảng viên giảng thử với sự có mặt của các giảng viên trong Bộ môn, nhận xét theo biểu (QC09 – B03); Nếu đạt, Bộ môn đề nghị Khoa xem xét tổ chức cho giảng viên giảng thử.
    - Hội đồng khoa học Khoa tổ chức giảng thử với sự có mặt của đại diện Phòng đào tạo Đại học và Sau đại học, Phòng QLKH&ĐBCL, giảng viên cùng chuyên môn. Nếu đạt, Khoa/ Bộ môn quyết định phân công giảng dạy.
    b - Quản lý giảng viên tập sự và dự bị:
    - Phân lớp giảng dạy trên cơ sở năng lực, trình độ, thời gian một cách hợp lý;
    - Theo dõi việc thực hiện công tác học tập, tự bồi dưỡng và các công tác khác theo quy định của nhà trường.
    - Tổ chức dự giờ để kịp thời rút kinh nghiệm cho giảng viên mới;
    - Trước khi hết thời gian tập sự hoặc dự bị, giảng viên viết bản kiểm điểm (HD09 – B02, B03). Bộ môn tổ chức họp góp ý kiến thời gian tập sự và dự bị.
     
Đang tải...