Tiểu Luận Quy định an toàn trong hoạt động tổ chức tín dụng

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Qua bài học kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua cho thấy cần hơn nữa những biện pháp vào cải cách hệ thống tín dụng ngân hàng. Chất lượng hoạt động, quản lý kinh doanh của nhiều tổ chức tín dụng còn yếu kém, do đó vai trò quản lý của Nhà nước càng được đề cao, quan trọng hơn bao giờ hết. Cần có một cơ cấu quản lý chặt chẽ hệ thống tài chính, đặc biệt là hệ thống ngân hàng – khu vực luôn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn.

    Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cơ hội và thách thức ngày càng lớn hơn. Hệ thống tín dụng Việt Nam phải hoạt động theo thông lệ quốc tế nên việc quản lý chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng là một định hướng chính xác, đảm bảo góp phần phát triển kinh tế bền vững. Đây là việc nên và phải làm. Hầu hết các nước trên thế giới đều đang cải cách hệ thống tín dụng của mình, nếu đứng ngoài quá trình này Việt Nam có thể gánh chịu những thiệt hại rất lớn.

    Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu các thông lệ quốc tế - đặc biệt là Hiệp ước Basel II, cùng với những thực trạng Việt Nam đang gặp phải Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho ra đời Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn của tổ chức tín dụng, vào ngày 25/5/2010 và được sửa đổi bởi Thông tư 19/2010/TT-NHNN và có hiệu lực vào ngày 1/10/2010.

    Theo thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông tin trước báo chí thì mục tiêu của Thông tư 13 đó là “Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị tiền đồng và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, đồng thời đảm bảo an toàn hệ thống thanh toán, góp phần phát triển kinh tế . Việc ban hành Thông tư 13 nhằm đáp ứng quá trình hội nhập đi từ thấp tới cao, tiến dần lên mức cao hơn. Người có lợi trực tiếp là tổ chức tín dụng, tiếp ,đến là toàn xã hội . Thông tư 13 là từng bước xây dựng hệ thống ngân hàng tiệm cận với chuẩn mực quốc tế.”

    Các tỷ lệ đảm bảo an toàn tại Thông tư 13 bao gồm: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; giới hạn tín dụng; tỷ lệ khả năng chi trả; giới hạn góp vốn, mua cổ phần; tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...