Chuyên Đề Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống biển báo tại cảng hàng không, sân bay dân dụng việt nam

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống biển báo tại cảng hàng không, sân bay dân dụng việt nam

    ​[TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 96%"]Mục lục

    Chương I: Quy định chung. 1
    1. Phạm vi điều chỉnh. 1
    2. Đối tượng áp dụng. 1
    3. Giải thích từ ngữ. 1
    Chương II: Hệ thống biển báo khu bay. 4
    1. Hệ thống biển báo khu bay. 4
    2. Các loại biển báo khu bay. 4
    2.1. Biển báo số hiệu đường cất hạ cánh. 4
    2.2. Biển báo vị trí chờ Cat I/II/III. 6
    2.3. Biển báo vị trí chờ trên đường cất hạ cánh. 7
    2.4. Biển báo vị trí chờ trên đường lăn. 8
    2.5. Biển báo vị trí chờ trên đường công vụ. 9
    2.6. Biển báo cấm vào. 10
    2.7. Một số ví dụ về biển báo bắt buộc. 11
    2.8. Biển báo chỉ hướng. 15
    2.9. Biển báo vị trí. 15
    2.10. Biển báo đích đến. 17
    2.11. Biển báo lối ra đường cất hạ cánh. 18
    2.12. Biển báo đường cất hạ cánh trống. 19
    2.13. Biển báo chỉ nút giao cất cánh. 20
    2.14. Biển báo chỉ vị trí đỗ tàu bay. 21
    2.15. Biển báo vị trí kiểm tra đài VOR sân bay. 21
    2.16. Một số ví dụ về biển báo chỉ dẫn thông tin. 22
    2.17. Quy định về chiếu sáng và điều kiện môi trường của hệ thống biển báo khu bay. 24
    Chương III: Hệ thống biển báo nhà ga hành khách 26
    1. Quy định chung. 26
    2. Hệ thống biển báo nhà ga hành khách. 26
    3. Quy định lắp đặt và sử dụng biển báo. 26
    Phụ lục 1: Yêu cầu thiết kế các biển báo khu bay. 29
    Phụ lục 2: Yêu cầu về màu sắc chiếu sáng của biển báo khu bay. 45
    Phụ lục 3: Quy định ký hiệu biển báo trong nhà ga hành khách. 53
    Phụ lục 4: Một số ví dụ về biển báo khu bay. 58

    CHƯƠNG I - QUY ĐỊNH CHUNG
    1. Phạm vi điều chỉnh:
    Quy chuẩn này bao gồm các quy định về kỹ thuật cần đạt được trong việc thiết kế, chế tạo, lắp đặt và khai thác hệ thống biển báo tại cảng hàng không, sân bay dân dụng Việt Nam.
    2. Đối tượng áp dụng:
    Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động chế tạo, lắp đặt và sử dụng biển báo tại cảng hàng không, sân bay trên lãnh thổ Việt Nam.
    3. Giải thích từ ngữ:
    Trong quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    3.1. Cảng Hàng không: là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận chuyển hàng không.
    3.2. Sân bay: là khu vực xác định được xây dựng để đảm bảo cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển.
    3.3. Đường cất hạ cánh (CHC): là một khu vực hình chữ nhật được xác định trên mặt đất tại khu bay dùng cho tàu bay cất cánh và hạ cánh. Đường cất hạ cánh còn được gọi là đường băng.
    3.4. Đường lăn: là đường được xác định trên mặt đất cảng hàng không, sân bay dùng cho tàu bay lăn từ bộ phận này đến bộ phận khác của sân bay.
    3.5. Đường công vụ: là đường được xác định trên mặt đất cảng hàng không, sân bay sử dụng cho người và các phương tiện làm nhiệm vụ di chuyển từ bộ phận này đến bộ phận khác của sân bay.
    3.6. Sân đỗ tàu bay: là khu vực được xác định trong sân bay dành cho tàu bay đỗ để phục vụ hành khách lên, xuống; xếp, dỡ hành lý, thư, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá; tiếp nhiên liệu; cung ứng suất ăn; phục vụ kỹ thuật hoặc bảo dưỡng tàu bay.
    3.7. Vị trí đỗ tàu bay: là vị trí trên sân đỗ tàu bay giành cho một tàu bay đỗ.
    3.8. Biển báo khu bay: là các biển hiệu được lắp đặt tại các khu vực quy định trên sân bay giúp người điều khiển tàu bay có thể nhận biết chính xác tên hoặc các khu vực xác định của cảng hàng không, sân bay.
    3.9. Đường CHC tiếp cận giản đơn: là đường CHC được trang bị các phương tiện bằng mắt và một phương tiện không bằng mắt đủ đảm bảo hướng dẫn được tàu bay tiếp cận thẳng vào hạ cánh.
    3.10. Đường CHC tiếp cận chính xác CAT I: là đường CHC được trang bị hệ thống thiết bị ILS và/hoặc MLS và hệ thống trợ giúp bằng mắt phục vụ cho tàu bay hoạt động với độ cao quyết định không thấp hơn 60 m và tầm nhìn xa không nhỏ hơn 800 m hoặc tầm nhìn trên đường CHC (RVR) không nhỏ hơn 550 m.
    3.11. Đường CHC tiếp cận chính xác CAT II: là đường CHC được trang bị hệ thống thiết bị ILS và/hoặc MLS và hệ thống trợ giúp bằng mắt phục vụ cho tàu bay hoạt động với độ cao quyết định thấp hơn 60 m nhưng không được thấp hơn 30 m và tầm nhìn trên đường CHC (RVR) không nhỏ hơn 350 m.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...