Tiểu Luận Quy chế thị trường và điều tra chống bán phá giá

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 2
    1. Một số nét khái quát về quy chế nền kinh tế phi thị trường và điều tra chống bán phá giá 3
    1.1. Quy chế nền kinh tế phi thị trường 3
    1.1.1. Định nghĩa nền kinh tế phi thị trường 3
    1.1.2. Cách thức xác định một nền kinh tế phi thị trường 5
    1.2. Điều tra chống bán phá giá 8
    1.2.1. Khái niệm về bán phá giá 8
    1.2.2. Biện pháp chống bán phá giá và điều kiện áp dụng 9
    1.2.3. Các bước điều tra chống bán phá giá 10
    2. Thực tiễn điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc từ Việt Nam 19
    2.1. Thực tiễn áp dụng phương pháp tiếp cận quốc gia thay thế trong quy chế áp dụng đối với nền kinh tế phi thị trường 22
    2.2. Thực tiễn áp dụng phương pháp tiếp cận như trường hợp của nền kinh tế thị trường (market economy treatment – MET). 25
    3. Các giải pháp đối phó với những vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam hiện nay 40
    KẾT LUẬN 48
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 49




    LỜI NÓI ĐẦU
    Thương mại quốc tế không phải là một cuộc chơi công bằng như những gì chúng ta nhìn thấy, ở đó, quyền lợi của những quốc gia giàu có, quyền lực, luôn được đề cao và bảo vệ, và những quốc gia thuộc thế giới thứ ba, đang phát triển chính là những đối tượng phải chấp nhận những quy luật có sẵn, dù không phải bao giờ họ cũng được hưởng lợi ích từ quy tắc cuộc chơi mang lại. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi mặt hàng cá tra, cá ba sa của Việt Nam bị chính phủ Mỹ áp thuế chống bán phá giá gần 10 năm trời, và hiện nay vẫn chưa có động thái khả quan nào cho việc gỡ bỏ, dù cho Việt Nam đã là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều này cho thấy rằng, chúng ta vẫn chưa chuẩn bị đầy đủ khi gia nhập thương mại quốc tế. Có thể thấy để thoát khỏi tình trạng khó khăn cho Việt Nam trước nền kinh tế hội nhập chỉ có một con đường là minh bạch hóa hoạt động kinh doanh và áp dụng nền kinh tế thị trường. Trong đó, mối liên hệ giữa cớ chế phi thị trường và điều tra chống bán phá giá là vấn đề cần được xem xét để tránh những hậu quả như vụ kiện cá da trơn, giày da, gạo, tôm
    Vậy thế nào là cơ chế thị trường, thế nào là là phi thị trường, tại sao phải áp dụng cơ chế thị trường và tiến tới xóa bỏ cơ chế phi thị trường, điều tra bán phá giá có liên quan gì đến quốc gia không được công nhận có nền kinh tế thị trường Thực tiễn cho thấy trong tất cả các vụ kiện bán phá giá mà ta đối mặt, điểm yếu lớn nhất dẫn đến sự thua thiệt chính là cơ quan điều tra không tin tưởng những số liệu mà các doanh nghiệp ta cung cấp, vì nước ta không được công nhận có nền kinh tế thị trường. Ta có thống kê sơ bộ sau: tính đến tháng 3/2006 chúng ta đã phải đối phó với 21 vụ kiện chống bán phá giá, trong đó có 13 vụ Việt Nam phải chịu thuế chống bán phá giá. EU là nước khởi kiện Việt Nam nhiều nhất (8 vụ) với mức thuế cao nhất lên đến 93% đối với mặt hàng Oxyde kẽm. Trong phạm vi bài tiểu luận, chúng ta sẽ đi phân tích kỹ các ưu điểm của việc vận dụng quy chế thị trường vào xuất khẩu, các biện pháp chống lại những cáo buộc phi lí mà tòa án nước nhập khẩu gán cho các DN xuất khẩu, đặc biệt là việc suy ngẫm về các bản án về bán phá giá mà Việt Nam là bị đơn. Bài học rút ra được từ những kinh nghiệm quí báu này chính là hành trang không thể thiếu cho việc tiếp tục hội nhập trong tương lai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...