Luận Văn Quy chế pháp lý về hội chợ, triển lãm thương mại

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI

    LỜI MỞ ĐẦU .1


    CHƯƠNG 1 Cơ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI 4


    1.1 Khái quát chung về hội chợ, triển lãm thương mại .4


    1.1.1 Khái quát chung về hoạt động xúc tiến thương mại 4


    1.1.2 Khái niệm hội chợ, triển lãm thương mại 7


    1.1.3 Đặc điểm của hội chợ, triển lãm thương mại .8


    1.1.4 Phân biệt hội chợ, triển lãm thương mại với các hình thức xúc tiến thương


    mại khác .9


    1.1.5 Phân loại hội chợ, triển lãm thương mại 10


    1.1.6 Chức năng, vai trò của hội chợ, triển lãm thương mại 12


    1.2 Tổng quan pháp luật về hội chợ, triển lãm thương mại 14


    1.2.1 Sự cần thiết phải có pháp luật điều chỉnh về hội chợ, triển lãm thương mại 14


    1.2.2 Sơ lược về sự hình thành và phát triển pháp luật về hội chợ, triển lãm thương mại 15


    1.2.3 Các yếu tố chi phối nội dung pháp luật về hội chợ, triển lãm thương mại 18


    CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI 23


    2.1 Chủ thể tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại 23


    2.1.1 Chủ thể tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở trong nước .23


    2.1.2 Chủ thể tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài .


    25


    2.2 Hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại .27


    2.2.1 Hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở trong nước .


    27


    2.2.2 Hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài 28


    2.3 Trình tự, thủ tục đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại 29


    2.4 Hợp đồng dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại .32


    2.4.1 Khái niệm về hợp đồng dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại .32


    2.4.2 Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại 33


    2.4.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại 36

    2.5 Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước vê hoạt động hội chợ, triễn lãm


    thương mại 38


    2.6 Xử lý vi phạm trong hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại 40


    CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG HỘI CHỢ, TRIỄN LÃM THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN .44


    3.1 Vấn đề chất lượng hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại .44


    3.1.1 Thực trạng và nguyên nhân của việc hàng hóa thiếu chất lượng tham gia hội


    chợ, triển lãm thương mại 44


    3.1.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ tham gia hội


    chợ, triển lãm thương mại 48


    3.2 Trình tự, thủ tục đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại 50


    3.2.1 Một số bất cập liên quan đến quy định về trình tự, thủ tục đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại 50


    3.2.2 Những đề xuất về trình tự, thủ tục đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ, triển


    lãm thương mại .52


    3.3 Các quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại .55


    3.3.1 Thực trạng liên quan đến quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động hội


    chợ, triển lãm thương mại 55


    3.3.2 Giải pháp hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động hội


    chợ, triển lãm thương mại 58


    KẾT LUẬN .61

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài.


    Khi Việt Nam gia nhập WTO, chủ động hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, bên cạnh những thuận lợi trong việc giao lưu, hợp tác kinh tế quốc tế của thì nó còn tiềm ẩn những nguy cơ bị đào thải khỏi môi trường này nếu như khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam bị hạn chế. Khi đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh thị nhu cầu xúc tiến thương mại nhằm tiếp thị, giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ đã trở thành nhu càu không thể thiếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cũng là một trong những hoạt động nhằm mục đích tiếp thị, giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Hội chợ, triển lãm thương mại là một khái niệm mới được hình thành trong các văn bản pháp luật của nước ta trong những năm gần đây. Tuy mới được hình thành trong các văn bản pháp luật, nhưng hội chợ, triển lâm thương mại đã có những bước phát triển vượt bậc cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và đã có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy việc giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia. Là một chế định nhằm tạo cơ sở pháp lý để giúp cho các thương nhân có được một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm nhất định, các văn bản quy phạm pháp luật về hội chợ, triển lãm thương mại chưa thể bắt kịp được với nhịp độ phát triển của nền kinh tế thị trường. Do đó, mục tiêu của các văn bản quy phạm pháp luật về hội chợ, triển lãm thương mại ở một khía cạnh nào đó có thể nói là chưa đạt. Cũng chính vì vậy mà trong thời gian qua đã có một số tổ chức, cá nhân lợi dụng những hạn chế của các quy phạm pháp luật để tư lợi cá nhân, gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân khác và lợi ích của người tiêu dùng. Chính vì vậy, với đề tài “quy chế pháp lý về hội chợ, triển lãm thương mại” người viết mong muốn có được một đề tài nghiên cứu khoa học nhằm khắc phục những hạn chế của các quy định pháp luật về hội chợ, triển lãm thương mại.


    2. Tình hình nghiên cứu.


    Hội chợ, triển lãm thương mại là một trong các hoạt động xúc tiến thương mại, và là một hoạt động nhằm tạo ra khả năng cạnh tranh của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại. Chính vì thế, những quy định về hội chợ, triển lãm thương mại thật sự cần thiết để tăng cường khả năng cạnh tranh của thương nhân Việt Nam trong thời kỳ hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, đồng thời cũng là để nâng cao uy tín nước nhả trong hoạt động thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, những quy định này còn thể hiện khả năng quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động thương mại nói chung, trong hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại nói riêng, tạo nên cơ chế hành chính thông thoáng, nhanh, gọn làm tiền đề kích thích đầu tư, phát triển kinh tế nước nhà. Với tầm quan trọng của nó, trong thời gian qua đã có không ít công trình nghiên cứu về các hoạt động xúc tiến thương mại, trong đỏ cỏ hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại. Đặc biệt từ khi luật thương mại 2005 ra đời khắc phục những tồn tại của luật thương mại 1997, cũng đã xuất hiện nhiều hơn các công trình nghiên cứu về hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại. Trong khi đó, hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại chưa được quan tâm đúng với vai trò quan trọng của nó. Các công trình nghiên cứu về các hoạt động xúc tiến thương mại trước đây chủ yếu tập trung phân tích các quy định của pháp luật về hoạt động quảng cáo thương mại và hoạt động khuyến mại. Do chưa được quan tâm nhiều nên việc tìm hiểu các thông tin về pháp luật về hội chợ, triển lãm thương mại cũng bị hạn chế. Do đó, có nhiều cách hiểu khác nhau trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về hội chợ, triển lãm thương mại vào thực tiễn cũng là điều tất yếu.


    3. Mục đích nghiên cứu.


    Căn cứ vào vai trò quan trọng của hội chợ, triển lãm thương mại đối với hoạt động thương mại của thương nhân, cũng như đối với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, người viết đã lựa chọn thực hiện nghiên cứu đề tài này. Khi đi vào nghiên cứu đề tài quy chế pháp lý về hội chợ, triển lãm thương mại người viết mong muốn tìm hiểu các quy định của pháp luật về hội triển, lãm thương mại. Tác giả hy vọng khi nghiên cứu đề tài này sẽ có được một cái nhìn tổng quát về hội chợ, triển lãm thương mại và pháp luật về hội chợ, triển lãm thương mại, từ đó có thể tổng hợp được các quy phạm pháp luật về dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại. Sau khi đã tổng hợp được các quy định của pháp luật về hội chợ, triển lãm thương mại, thiết nghĩ việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại cũng là mục đích cần thiết.


    4. Phạm vi nghiên cứu.


    Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung phân tích các quy định của pháp luật về hội chợ, triển lãm thương mại. Trong phạm vi này, tác giả tập trung phân tích những quy định về tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở Việt Nam và ở nước ngoài và các quy định về kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại.


    5. Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu.

    Khi đi vào nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp, sưu tầm các tài liệu liên quan đến hội chợ, triển lãm thương mại. Bên cạnh đó, tác giả còn kết hợp với phương pháp phân tích luật viết, so sánh, đối chiếu với các quy định pháp luật liên quan. Với việc sử dụng các phương pháp trên, sau một thời gian nghiên cứu, công trình nghiên cứu đã đạt được các kết quả như sau: Khái quát được những vấn đề liên quan đến hội chợ, triển lãm thương mại, tổng hợp các quy phạm pháp luật về hội chợ, triển lãm thương mại và tìm ra được các biện pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật.


    6. Kết cấu đề tài.


    Đề tài nghiên cứu gồm có ba chương và được bố cục như sau:


    CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI CHỢ, TRIỄN LÃM THƯƠNG MẠI.


    CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI.


    CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG HỘI CHỢ, TRIỄN LÃM THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ ĐÈ XUẤT HOÀN THIỆN.


    Để hoàn thành tốt đề tài này, tác giả xin chân thảnh cám ơn Cô Nguyễn Mai Hân đã nhiệt tình giúp đỡ và có nhiều ý kiến đóng góp trong quá trình thực hiện đề tài.
     

    Các file đính kèm:

    • 33-.pdf
      Kích thước:
      22.6 MB
      Xem:
      1
Đang tải...