Luận Văn Quy chế pháp lý về đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp trong luật Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quy chế pháp lý về đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp trong luật Việt Nam

    LỜI NÓI ĐẦU 1


    Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG


    VỀ ĐƠN VỊ PHỤ THUỘC DOANH NGHIỆP .3


    1.1 Khái quát về doanh nghiệp .3


    1.1.1 Khái niệm, đặc điểm doanh nghiệp .3


    1.1.2 Vai trò của doanh nghiệp 3


    1.1.3 Các loại hình doanh nghiệp 4


    1.2 Lý luận chung về đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp 6


    1.2.1 Khái niệm đon vị phụ thuộc doanh nghiệp 6


    1.2.2 Đặc điểm của đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp 8


    1.2.2.1 Do doanh nghiệp thành lập và quản lý chặt chẽ .8


    1.2.2.2 Quản lý theo cơ chế phân quyền quản lý .8


    1.2.2.3 Mọi hoạt động điều phụ thuộc doanh nghiệp chủ quản .9


    1.2.3 Vai trò của đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp 10


    1.2.3.1 Xúc tiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại nơi đơn vị phụ thuộc hiện diện .10


    1.2.3.2 Thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp 11


    1.2.3.3 Hoạt động vì lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích đó .11


    1.2.4 Phân loại đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp .12


    1.2.4.1 Văn phòng đại diện 12


    1.2.4.2 Địa điểm kinh doanh 14


    1.2.4.3 Chi nhánh 15


    1.3 Pháp luật điều chỉnh về đom vị phụ thuộc doanh nghiệp .16


    Chương 2. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA ĐƠN VỊ PHỤ THUỘC DOANH NGHIỆP 20


    2.1 Tư cách pháp lý của đom vị phụ thuộc doanh nghiệp .20


    2.1.1 Đại diện theo ủy quyển .20


    2.1.2 Phạm vi đại diện theo ủy quyền 22


    2.1.3 Trường hợp không có thẩm quyền đại diện, vượt quá phạm vi


    đại diện 22


    2.2 Hoạt động của đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp 27


    2.2.1 Văn phòng đại diện .27


    2.2.1.1 Điều kiện hoạt động .27


    2.2.1.2 Hoạt động của văn phòng đại diện 29


    2.2.2 Địa điểm kỉnh doanh 31


    2.2.2.1 Các yêu cầu về nhân sự 31


    2.2.2.2 Các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các yêu cầu khác 32


    2.2.3 Chi nhánh 33


    2.2.3.1 Thành lập chi nhánh 33


    2.2.3.2 Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh 37


    2.2.3.3 Cơ cẩu tố chức .38


    2.2.3.4 Hoạt động của chi nhánh 40

    2.3 Mối quan hệ giữa các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp .42


    Chương 3. THỰC TRẠNG VE CÁC ĐƠN VỊ PHỤ THUỘC DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT . 44


    3.1 Thực trạng pháp luật điều chỉnh về đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp .44


    3.1.1 Tư cách đại diện theo ủy quyền của người đứng đầu đơn vị


    phụ thuộc doanh nghiệp 44


    3.1.2 Thiếu cơ sở pháp lý cho đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp .46


    3.2 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về đơn vị phụ


    thuộc doanh nghiệp 53


    3.2.1 Kiểm tra, xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật của đơn vị


    phụ thuộc cần phải kiên quyết 53


    3.2.2 Ban hành văn bản pháp luật hoặc đặt ra các quỵ chế cho các đơn vị


    phụ thuộc doanh nghiệp .53


    KẾT LUẬN .56


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .58

    1. Lý do chọn đề tài


    Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu sắc đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp trong nước phát triển và các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh bình đẳng với doanh nghiệp trong nước. Nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt được cơ hội này đã không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh của mình ra khắp nơi trong cả nước.


    Mở rộng quy mô là một giai đoạn trong các quá trình phát triển của một doanh nghiệp và luật pháp Việt Nam đã ghi nhận và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, cho phép doanh nghiệp thành lập các đơn vị phụ thuộc để thực hiện các chức năng của doanh nghiệp trong quá tình mở rộng quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, pháp luật điều chỉnh về đơn vị phụ thuộc còn rời rạc, thiếu thống nhất, nhiều vấn đề còn chưa rõ ràng như định nghĩa thống nhất về đơn vị phụ thuộc, quyền và nghĩa vụ của đơn vị phụ thuộc, vấn đề quản lý chung đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp trong nước và của doanh nghiệp nước ngoài còn nhiều khác biệt không phù hợp với chủ trương bình đẳng kinh doanh giữa các doanh nghiệp.


    Xuất phát từ những vấn đề trên tác giả chọn đề tài “Quy chế pháp lý về đem vị phụ thuộc doanh nghiệp trong luật Việt Nam” nhằm làm sáng tỏ về đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp và giải quyết các vấn đề của đơn vị phụ thuộc.


    2. Đối tượng nghiên cứu


    Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các quy định pháp luật về đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp. Trong một doanh nghiệp có nhiều đơn vị phụ thuộc, tác giả chỉ nghiên cứu các quy định của pháp luật về các đơn vị phụ thuộc chủ yếu của doanh nghiệp là văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và chi nhánh của doanh nghiệp.


    3. Phạm vi nghiên cứu


    Trong một doanh nghiệp có nhiều đơn vị phụ thuộc và mỗi quốc gia điều có những quy định khác nhau về đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp, trong giới hạn của đề tài tác giả chỉ nghiên cứu các quy định của pháp luật về văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, chi nhánh theo pháp luật Việt Nam và các hoạt động cũng như điều kiện của các đơn vị này trên lãnh thổ Việt Nam, trường hợp hoạt động của đơn vị phụ thuộc Việt Nam thành lập và hoạt động ở nước ngoài không thuộc phạm vi của đề tài.

    4. Phương pháp nghiên cứu


    Nhằm đảm bảo cho việc nghiên cứu có hiệu quả, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng chủ nghĩa Mác-Lênin làm kim chỉ nam xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả còn vận dụng phương pháp phân tích để phân tích các vấn đề đề cập trong đề tài, trong đó có phương pháp phân tích luật viết nhằm phân tích các quy định của pháp luật được đề cập trong đề tài. Bên cạnh đó, tác giả tổng hợp các quy định của pháp luật, các bài nghiên cứu, các thông tin trên sách, báo, tạp chí, wedsite để hỗ trợ cho quá tình nghiên cứu.


    5. Kết cấu của đề tài


    Ngoài lòi mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài bao gồm ba chương:


    Chương 1: Lí luận chung về đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp


    Chương 2: Quy chế pháp lý của đem vị phụ thuộc doanh nghiệp


    Chương 3: Thực trạng về các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp và một số đề xuất


    Trong quá trình nghiên cứu do hạn chế về nguồn tài liệu, trình độ còn hạn chế, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn có nhiều sai sót rất mong được sự đóng góp của thầy, cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn thầy, cô khoa Luật trường Đại Học cần Thơ đã nhiệt tình giảng dạy và chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả theo học, đặc biệt là trân trọng cảm ơn cô Đoàn Nguyễn Minh Thuận đã giúp đỡ tác giả hoàn thành đề tài này.
     

    Các file đính kèm:

    • 27-.pdf
      Kích thước:
      22.2 MB
      Xem:
      0
Đang tải...