Luận Văn Quy chế pháp lý về đầu tư theo hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quy chế pháp lý về đầu tư theo hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT)


    Khái niệm "đầu tư " theo Viện Ngôn ngữ học, từ điển Tiếng việt là việc
    "Bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào công việc gì trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội ". Trong khoa học kinh tế, đầu tư được quan niệm là hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế, xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Dưới góc độ pháp lý, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức do pháp luật quy định hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác.Trong khoa học pháp lý và trong thực tiễn xây dựng chính sách, pháp luật về đầu tư, hoạt động đầu tư chủ yêú được đề cập đến là hoạt động đầu tư kinh doanh với bản chất " là sự chi phí của cải vật chất nhằm mục đích làm tăng giá trị tài sản hay tìm kiếm lợi nhuận". Hoạt động đầu tư sẽ được tiến hành dưới các hình thức đầu tư nhất định theo quy định của pháp luật và tùy thuộc vào khả năng, điều kiện nhu cầu của mỗi chủ thể đầu tư. Và một trong các hình thức đầu tư đó là đầu tư theo hợp đồng. Theo quy định của pháp luật hiện hành và trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nội dung khoá luận nghiên cứu về các hình thức đầu tư theo các hợp đồng BOT, BTO, BT (gọi chung là hợp đồng dự án) trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng.
    Các hình thức BOT, BTO, BT có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng (giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải ). Thay vì phải đầu tư vốn để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng này, Nhà nước đã áp dụng những chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư để có được hệ thống hạ tầng cơ sở thông qua việc nhận chuyển giao quyền sở hữu các công trình bằng những phương thức chuyển giao khác nhau từ phía nhà đầu tư.
    Theo quy định tại K17- Đ3 Luật Đầu tư năm 2005 và tại K1- Đ2 Quy chế đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT ban hành kèm theo NĐ78 (sau đây gọi tắt là Quy chế 78) thì khái niệm hợp đồng BOT được định nghĩa như sau: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT): là hợp đồng được ký giữa cơ quan Nhà nước có thầm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định; hết thời hạn nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
    Kết cấu bài gồm:
    Chương 1: Những vấn đề lý luận về đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT
    Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật về đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT
    Chương 3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...