Luận Văn Quy chế pháp lý về cổ đông trong công ty Cổ Phần

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài.


    Trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường, CTCP có một vị trí trung tâm và là một xu thế vận động tất yếu của hệ thống doanh nghiệp. Ở nước ta, điều này cũng đã được thể hiện rõ qua chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp trong những năm qua. Trong đó, nổi bật lên là vấn đề hệ thống, ổn định và đảm bảo các khía cạnh pháp lý của các cổ đông trong CTCP.

    Luật Doanh nghiệp có hiệu lực cho đến nay gần 2 năm đã góp phần nâng cao đáng kể đời sống pháp lý và hoạt động của CTCP, tuy nhiên trong quá trình vận dụng vào thực tế cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề vướng mắc, chồng chéo giữa các điều khoản của Luật Doanh nghiệp, giữa Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác, một vài quy định chưa thực sự tạo ra khung pháp lý chặt chẽ để thỏa mãn nhu cầu, nguyện vọng của cổ đông CTCP. Làm thế nào để CTCP giữ vững vai trò là “trung tâm” trong tiến trình phát triển kinh tế thị trường, làm thế nào để đảm bảo tư cách, quyền lợi của các cổ đông – một thành tố đóng vai trò nòng cốt trong CTCP là một trong những giải pháp góp phần thực hiện chủ trương xây dựng nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn liền với quốc sách phát huy tiềm lực toàn xã hội.

    Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn cùng với kiến thức từ thầy cô, bạn bè, từ sách vở, từ các phương tiện thông tin đại chúng tác giả chọn đề tài “QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ CỔ ĐÔNG CÔNG TY CỔ PHẦN” để làm khóa luận tốt nghiệp cuối khóa của mình. Thông qua đó, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc hoàn thiện hơn các quy định của LDN nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của cổ đông CTCP, bảo đảm CTCP phát triển đúng với bản chất là loại hình công ty đối vốn và giữ vị thế trung tâm trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

    2. Mục đích nghiên cứu đề tài.

    Đây là vấn đề khoa học pháp lí không phải là mới mẻ nhưng giá trị của vấn đề thì trường tồn mãi mãi, trải qua bao lần thay đổi và dù Luật Doanh Nghiệp năm 2005 được sửa đổi thì bản chất của vấn đề vẫn còn đó. Do đó, mục đích của đề tài là nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề lý luận, các khía cạnh pháp lý về cổ đông trong CTCP nhằm tiếp cận vấn đề sâu hơn và có cái nhìn toàn diện hơn để nâng cao kiến thức cho bản thân, thông qua đó hi vọng đóng góp một phần nhỏ bé công sức, công trình nghiên cứu cho nền khoa học pháp lý nước nhà cũng như vào xu thế vận động tất yếu của hệ thống doanh nghiệp.

    3. Phạm vi nghiên cứu.

    Đề tài tập trung nghiên cứu về quy chế xác lập tư cách của cổ đông, quyền và nghĩa vụ của cổ đông, và chấm dứt tư cách cổ đông trong CTCP theo quy định của Luật Doanh nghiệp và từ đó có một số vấn đề liên hệ với các văn bản pháp luật khác.

    4. Phương pháp nghiên cứu.

    Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, duy vật biện chứng hy vọng chia sẻ cùng độc giả mối quan tâm về đề tài này.

    KẾT CẤU ĐỀ TÀI:

    LỜI NÓI ĐẦU
    CHƯƠNG I: Khái quát về CTCP và cổ đông trong CTCP.
    CHƯƠNG II: Xác lập và chấm dứt tư cách cổ đông trong CTCP.
    CHƯƠNG III: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông CTCP.
    CHƯƠNG IV: Một số kiến nghị giải pháp hoàn thiện quy chế pháp lý về cổ đông CTCP.


    MỤC LỤC

    CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT 3


    I. Khái niệm, đặc điểm và lịch sử hình thành CTCP. 3

    1. Khái niệm và đặc điểm CTCP. 3

    1.1. Khái niệm CTCP. 3
    1.2. Đặc điểm CTCP. 4

    2. Lịch sử hình thành CTCP. 7

    II. Cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu trong CTCP. 8

    1. Cổ phần, cổ phiếu trong CTCP. 8

    1.1. Cổ phần. 8
    1.2. Cổ phiếu. 12

    2. Trái phiếu trong CTCP. 13

    III. Cổ đông trong CTCP. 14

    1. Khái niệm, đặc điểm cổ đông trong CTCP. 14

    1.1 Khái niệm cổ đông. 14
    1.2. Đặc điểm cổ đông trong CTCP. 15

    2. Vai trò cổ đông trong CTCP. 16

    3. Các loại cổ đông trong CTCP. 16

    CHƯƠNG II: XÁC LẬP, CHẤM DỨT 18

    I. Xác lập tư cách cổ đông trong CTCP. 18

    1. Xác lập tư cách CĐSL. 18
    2. Xác lập tư cách cổ đông thường. 20
    3. Xác lập tư cách cổ đông từ trái phiếu chuyển đổi. 23
    4. Xác lập tư cách cổ đông thông qua các hành vi giao dịch khác. 24

    II. Chấm dứt tư cách cổ đông trong CTCP. 28



    CHƯƠNG III: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CỔ ĐÔNG TRONG CTCP. 30

    I. Quyền và nghĩa vụ của CĐPT trong CTCP. 30

    1. Quyền của CĐPT. 30

    1.1 QUYỀN TÀI SẢN. 30
    1.2 QUYỀN NHÂN THÂN. 44

    2. Nghĩa vụ của CĐPT. 58

    II. Quyền và nghĩa vụ của CĐUĐ trong CTCP. 59

    1. Cổ đông ưu đãi biểu quyết. 59
    2. Cổ đông ưu đãi cổ tức. 61
    3. Cổ đông ưu đãi hoàn lại. 64

    CHƯƠNG IV: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY CHẾ PHÁP LÝ 65

    I. Kiến nghị về xác lập và chấm dứt tư cách cổ đông trong CTCP. 65

    1. Kiến nghị về xác lập tư cách cổ đông trong CTCP. 65

    1.1. Tư cách cổ đông là tổ chức không có tư cách pháp nhân. 65
    1.2 Tư cách cổ đông của người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi. 65
    1.3 Tư cách cổ đông của người thừa kế di sản là cổ phần. 66

    2. Kiến nghị về chấm dứt tư cách cổ đông trong CTCP. 66

    II. Kiến nghị về quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong CTCP. 67

    1. Kiến nghị về quyền của cổ đông trong CTCP. 67

    1.1. Quyền nhận cổ tức. 67
    1.2 Quyền biểu quyết. 68
    1.3. Quyền ủy quyền cho người khác. 70
    1.4 Quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần. 71
    1.5 Quyền yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ. 72
    1.6. Quyền cầm cố cổ phần. 72

    2. Kiến nghị về nghĩa vụ của cổ đông trong CTCP. 73



    BẢNG CHỮ VIẾT TẮT



    TBCN : Tư Bản Chủ Nghĩa.
    CTCP : Công ty cổ phần.
    TNHH : Trách nhiệm hữu hạn.
    NĐT : Nhà đầu tư .
    CPUĐ : Cổ phần ưu đãi.
    CPPT : Cổ phần phổ thông.
    CĐPT : Cổ đông phổ thông.
    CĐUĐ : Cổ đông ưu đãi.
    CĐSL : Cổ đông sáng lập.
    ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông.
    HĐQT : Hội đồng quản trị.
    BKS : Ban kiểm soát.
    LDN : Luật Doanh nghiệp năm 2005.
    LĐT : Luật Đầu tư năm 2005.
    BLDS : Bộ luật Dân sự năm 2005.
    LCK : Luật Chứng khoán năm 2006.
    NĐ : Nghị định 139.




    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    I VĂN BẢN PHÁP LUẬT

    1. Luật Doanh nghiệp năm 2005.
    2. Luật Đầu tư năm 2005.
    3. Bộ Luật Dân Sự năm 2005.
    4. Luật Chứng khoán năm 2006.
    5. Luật Doanh nghiệp năm 1999.
    6. Luật số 52 về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
    7. Luật Thuế thu nhập cá nhân (hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009).
    8. Nghị Định 139 hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp.
    9. Nghị Định 69/2007/NĐ-CP về việc nhà đầu tư mua cổ phần của Ngân hàng thương mại Việt Nam.
    10. Nghị Định 52/2006/ NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
    11. Nghị Định 109/2007/ NĐ-CP về chuyển đổi Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần.
    12. Nghị Định 161/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
    13. Thông Tư 18/2007/TT-BTC hướng dẫn việc mua, bán lại cổ phiếu và một số trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của công ty đại chúng.
    14. Thông tư 81/2004/TT-BTC về Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao do Bộ Tài chính ban hành, để hướng dẫn thi hành Nghị định số 147/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
    15. Nghị Quyết số 71/2006/NQ-QH11 của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập tổ chức Thương mại thế giới.
    16. Quyết Định 238/2005/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
    17. Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC về ban hành Điều lệ mẫu.
    18. Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam.
    19. Công văn số 6754/BKH-TCT ngày 18/9/2007 của Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2005 gửi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Gia Lai trả lời vê việc hướng dẫn áp dụng LDN.

    II. SÁCH THAM KHẢO.

    1. C.Mac tư bản, tập 1, phần II, NXB Sự thật.
    2. Nguyễn Ngọc Bích, “ Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần”, NXB Trẻ, năm 2005.
    3. Phạm Duy Nghĩa, “Chuyên khảo luật kinh tế”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2004.
    4. “Chứng khoán và thị trường chứng khoán – kinh nghiệm của các nước trên thế giới”, Viện Khoa học tài chính, Hà Nội 1991.
    5. Nguyễn Mạnh Bách, “Quy định pháp luật về các công ty thương mại”, NXB Tổng hợp Đồng Nai, năm 2006.
    6. Huỳnh Viết Tấn, “Luật trong kinh doanh diễn giải”, NXB Tài chính, năm 2008.
    7. Ngô Quỳnh Mai, Đặng Văn Được, “tìm hiểu về các loại hình công ty ở Việt Nam”, NXB Tư pháp, năm 2008.
    8. ALAN B.MORISON chủ biên, “Những vấn đề cơ bản của Luật pháp Mỹ”, NXB Chính trị quốc gia, 2007.
    9. Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ Khoa học xã hội, NXB Đà Nẵng năm 2006.

    III. TẠP CHÍ VÀ CÁC TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ.

    1. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.
    2. Tạp chí Dân chủ pháp luật.
    3. Tạp chí Nhà nước và pháp luật.
    4. Tạp chí Khoa học pháp lý.
    5. Tạp chí Những vấn đề kinh tế chính trị và thế giới.
    6. Tạp chí Luật học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...