Luận Văn Quy chế pháp lý về cho vay có bảo đảm tài sản và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng công thương Đống Đa

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Thực hiện NQ của BCHTW Đảng và NQOF HĐBT (nay là Chính phủ) về việc chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh doanh và hình thành ngân hàng 2 cấp, từ tháng 7/1988 hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm: NHTW, hệ thống các NHTM, và các tổ chức tín dụng; trong đó 4 NHTMQ là định chế trung gian tài chính, hạch toán kinh doanh nhằm mục tiêu cơ bản là lợi nhuận.
    Sau hơn 10 năm đổi mới, hệ thống NHTMQDVN đã không ngừng lớn mạnh cả về tổ chức và quy mô hoạt động, đã tập trung và cung cấp một khối lượng vốn lớn để phục vụ cho công cuộc CNH-HĐH đất nước tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
    Tuy nhiên, trong những năm gần đây hoạt động của NHTM nói chung các NHTMQD nói riêng đã bộc lộ nhiều tồn taị, yếu kém như: Chất lượng tín dụng thấp, nợ quá hạn cao, quy mô vốn nhỏ, sức cạnh tranh lớn .Và đặc biệt đáng chú ý là những khó khăn trong việc áp dụng và xử lý bảo đảm tiền vay.
    Nằm trong hệ thống NHTMQDVN, Ngân hàng công thương Đống Đa là một chi nhánh mạnh của NHCTVN, hoạt động của chi nhánh không những đóng góp to lớn cho hệ thống NHCTVN mà còn cho cả thủ đô Hà Nội. Xong cũng giống như bao NHTM khác Ngân hàng công thương Đống Đa cũng đang gặp phải những khó khăn trên.
    Trong thời gian thực tập tại chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa, được sự hưỡng dẫn nhiệt tình của thầy cô và các anh chị là cán bộ phòng kinh doanh của ngân hàng công thương Đống Đa, em đã lựa chọn đi sâu nghiên cứu vấn đề này với đề tài "Quy chế pháp lý về cho vay có bảo đảm tài sản và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng công thương Đống Đa" với đề tài này em mong muốn đưa ra những giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn góp phần giải quyếtvấn đề bức xúc trên.
    2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
    - NGhiên cứu cơ sở lý luận về quy chế bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng của các NHTM.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện quy chế bảo đảm tiền vay.
    - Đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong việc thực hiện quy chế cho vay có bảo đảm bằng tài sản.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề bảo đảm tiền vay của NHTMVN. Tập trung nghiên cứu quy chế cho vay có bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng công thương Đống Đa (từ năm 2000-2002), từ đó tập hợp những tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong việc thực hiện quy chế cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại ngân hàng công thương Đống Đa và các NHTMVN.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
    Bài viết sử dụng kết hợp các phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp khảo nghiệm tổng kết thực tiễn, phương pháp thống kê phân tích tổng hợp. Ngoài ra bài viết còn sử dụng các bảng biểu, sơ đồ để tính toán và minh hoạ thực tế.
    5. ĐÓNG GÓP CỦA BÀI VIẾT.
    Phân tích, đánh giá thực trạng về quy chế cho vay có bảo đảm bằng tài sản của chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn của các NHCTVN trong vấn đề trên.
    Kết quả nghiên cứu của bài viết có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc hoàn thiện cơ chế bảo đảm tiền vay tại ngân hàng công thương Đống Đa nói riêng, các NHTMVN nói chung.
    6. KẾT CẤU CỦA BÀI VIẾT.
    Ngoài phần mở bài và kết luận, bài viết được chia làm 3 chương như sau:
    - Chương I: Chế độ pháp lý về cho vay có bảo đảm bằng tài sản trong hoạt động tín dụng ngân hàng.
    - Chương II: Thực tiến áp dụng quy chế cho vay có bảo đảm bằng tài sản trong hoạt động tín dụng ngân hàng tại ngân hàng công thương Đống Đa.
    - Chương III: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoạt động chế độ pháp lý về cho vay có bảm đảm bằng tài sản trong hoạt động tín dụng ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa.
    - Danh mục tài liệu tham khảo.

    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
    5. ĐÓNG GÓP CỦA BÀI VIẾT.
    6. KẾT CẤU CỦA BÀI VIẾT.
    CHƯƠNG I
    CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CHO VAY CÓ BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀN
    I. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
    1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại
    2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
    3. Chức năng và vai trò của Ngân hàng thương mại
    II. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.
    1. Khái niệm, đặc điểm bản chất và vai trò của tín dụng Ngân hàng.
    2. Các nguyên tắc của hoạt động tín dụng ngân hàng
    3. Hợp đồng tín dụng
    III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.
    1. Nguyên tắc bảo đảm tiền vay
    2. Các hình thức cho vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng
    IV. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN
    1. Bảo đảm tiền vay bằng cầm cố tài sản
    2. Bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản
    4. Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay:
    5. Hợp đồng bảo đảm tiền vay.
    6. Vấn đề công chứng và đăng ký giao dịch bản đảm.
    7. Giải quyết hợp đồng bảo đảm tiền vay.
    8. Xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
    CHƯƠNG II
    THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ CHO VAY CÓ BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

    I - TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA.
    1. Lịch sử hình thành và phát triển.
    2. Cơ cấu tổ chức, điều hành của chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa
    3. Thực tiễn thực thi quĩ trình xét duyệt cho vạy của chi nhánh
    4. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa qua các năm gần gây (2000 - 2002)
    II - THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHO VAY CÓ BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA
    1. Bảo đảm tài sản bằng hình thức cầm cố
    2. Bảo đảm tài sản bằng hình thức thế chấp tài sản :
    3. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba
    4. Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay
    II - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÓ BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA
    1. Thực trạng hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản trong hoạt động tín dụng Ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa
    2. Những khó khăn vướng mắc trong hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa
    PHẦN III
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CHO VAY CÓ BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA


    I - NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHO VAY CÓ BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.
    II - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP
    1 - Kiến nghị đối với cơ quan chức năng Nhà nước hữu quan.
    2. Kiến nghị đối với Ngân hàng công thương Việt Nam
    3. Kiến nghị đối với Ngân hàng công thương Đống Đa
    4. Kiến nghị đối với khách hàng
    3. Bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh tài sản của bên thứ ba.
     
Đang tải...