Tiểu Luận Quy chế pháp lý hành chính của viên chức nhà nước

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quy chế pháp lý hành chính của viên
    chức nhà nước –
    I. NHỮNG VẤN ÐỀ CHUNG VỀ VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC
    1. Khái niệm "viên chức nhà nước"-"con người hành chính"
    Vấn đề cán bộ là một trong những vấn đề quan trọng, là một yếu tố cơ bản của
    quản lý nhà nước. Cơ quan nhà nước không thể hình thành và hoạt động nếu
    không có viên chức nhà nước. Thật vậy. tất cả những hoạt động quản lý để đảm
    bảo trật tự xã hội sẽ mất đi nếu thiếu "con người hành chính" này. Vì vậy, cán bộ
    là người quyết định mọi vấn đề trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
    Trong đường lối chính trị của nhà nước ta, Ðảng Cộng sản Việt Nam đã chú ý tới
    vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước. Bởi vì hiệu quả của quá trình
    quản lý xã hội tùy thuộc vào việc đào tạo cán bộ và khả năng làm việc của cán bộ.
    Ðể nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý h ành chính nhà nước thì việc đào tạo
    cho người cán bộ về trình độ học thức và trang bị cho họ những phẩm chất đạo
    đức cách mạng là điều rất quan trọng. Có được đào tạo tốt thì người cán bộ mới đủ
    năng lực và phẩm chất để phục vụ nhân dân vì nhà nước ta là nhà nước của dân,
    do dân và vì dân. Ðặc biệt sự cần thiết có một đội ngũ cán bộ công chức đúng tầm
    vóc để quản lý tốt một nền kinh tế hiện nay là một thử thách và đòi hỏi bức bách
    đặt ra cho nhà nước ta.
    Như vậy, viên chức nhà nước là người đóng vai trò to lớn trong hoạt động quản lý
    của nhà nước. Thông qua hoạt động của mình, họ đảm bảo sự lãnh đạo các quá
    trình sản xuất, xác định hướng phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất, thực
    hiện các biện pháp tổ chức . Viên chức nhà nước là lực lượng nòng cốt quyết
    định mọi vấn đề của đất nước.
    Viên chức nhà nước là những người làm việc trong các cơ quan nhà nước do
    tuyển dụng, bầu hoặc bổ nhiệm. Viên chức được trao những quyền hạn tương ứng
    với một chức vụ nhất định hoặc thực hiện công việc theo sự ủy nhiệm của nhà
    nước để thực hiện trực tiếp nhiệm vụ và chức năng nhà nước, được trả lương và
    các chế độ phụ cấp khác từ ngân sách nhà nước.
    2. Ðặc điểm
    Như vậy, một người có thể trở thành viên chức nhà nước khi tham gia vào quan hệ
    lao động với nhà nước. Mối quan hệ viên chức-nhà nước gắn liền với các đặc
    điểm sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...