Tiểu Luận Quy chế pháp lý hành chính của công dân việt nam -người nước ngoài -người không quốc tịch

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quy chế pháp lý hành chính của công
    dân việt nam -người nước ngoài -người
    không quốc tịch
    I. QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG DÂN
    1. Khái niệm quốc tịch và công dân
    TOP
    * Quốc tịch: là trạng thái pháp lý xác định quan hệ giữa những cá nhân một người
    với một nhà nước nhất định. Trạng thái pháp lý này cho phép xác định người nào
    đó là công dân của một nước nào đó. ở đây có mối liên hệ tương hỗ. Công dân là
    sự xác định một thể nhân về mặt pháp lý thuộc về một nhà nước nhất định. Từ việc
    xác định này, công dân của một quốc gia được hưởng chủ quyền của nhà nước đó
    và được nhà nước bảo hộ quyền lợi khi ở trong nước cũng như khi ở nước ngoài.
    Nhà nước bằng pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản cho những cá nhân
    con người có quốc tịch của nước mình. Cánhân mang quốc tịch phải tuân thủ
    pháp luật của nhà nước, làm nghĩa vụ trước nhà nước. Nhà nước bảo đảm quyền tự
    do, danh dự cho cá nhân mang quốc tịch của nước mình. Cá nhân mang quốc tịch
    của nước nào thì được gọi là công dân của nước đó.
    Ðiều 49-Hiến pháp 1992 ghi nhận: Công dân nước Cộng hòa xã hội Chủ Nghĩa
    Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam[1]. Như vậy, mối liên hệ pháp lý của
    một người đối với một nhà nước xuất hiện từ khi người đó sinh ra và kết thúc khi
    người đó chết đi.
    Cũng như các quan hệ pháp luật hành chính khác, cơ sở phát sinh, thay đổi và
    chấm dứt QHPL HC đối với của một bên chủ thể là công dân đòi hỏi phải có 3 yếu
    tố:
    1. QPPL hành chính;
    2. Sự kiện pháp lỳ hành chính;
    3. Năng lực chủ thể hành chính bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi
    hành chính;
    ¨ ở Việt Nam, quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp và
    các văn bản pháp luật khác chứa đựng những QPPL hành chính tương ứng. Nhà
    nước một mặt quy định đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cho công dân, mặt khác tăng
    cường tạo ra những điều kiện cần thiết để công dân thực hiện tốt các quyền và
    nghĩa vụ đó. Công dân sử dụng các quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia vào
    các quan hệ pháp luật cụ thể trong đó có các quan hệ pháp luật hành chính.
    ¨ Yếu tố "sự kiện pháp lý" để phát sinh các quan hệ pháp luật hành chính giữa
    công dân và những chủ thể đại diện cho nhà nước có thể thuộc trong các trường
    hợp sau:
    * Sự kiện pháp lý phi ý chí (sự biến):
    Các ví dụ dễ thấy là trường hợp công dân sinh ra hoặc chết đi. Các sựkiện này sẽ
    làm phát sinh QHPL hành chính tương ứng (khai sinh), hoặc chấm dứt một quan
    hệ pháp luật hành chính (khai tử).
    * Sự kiện pháp lý có ý chí:
    -Khi công dân sử dụng quyền của mình;
    -Khi công dân thực hiện nghĩa vụ của mình;
    -Khi quyền và lợi ích của công dân bị xâm hại, nhà nước đứng ra khôi phục và
    bảo vệ các quyênử đó.
    -Khi công dân không thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...