Tiểu Luận Quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quy chế pháp lý hành chính của các
    tổ chức xã hội
    I. KHÁI NIỆM VÀ ÐẶC ÐIỂM CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Ở NƯỚC
    TA
    1. Khái niệm
    Tổ chức xã hội là những bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nước ta, được
    hình thành trên các nguyên tắc tự nguyện, tự quản củangười lao động được tổ
    chức và hoạt động theo điều lệ hay theo các quy định của nhà nước, nhân danh tổ
    chức mình khi tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi ích
    chính đáng của các thành viên.
    Hoạt động quản lý nhà nước được tiến hành không chỉ bởi các cơ quan nhà nước
    mà còn được hình thành bởi các tổ chức xã hội và cá nhân. Là một bộ phận của hệ
    thống chính trị, các tổ chức xã hội đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và
    bảo vệ đất nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Các tổ chức xã
    hội rất đa dạng về hình thức, tên gọi, chủng loại như: Ðảng cộng Sản Việt Nam,
    Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,
    Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam, Trọng tài kinh tế, Hội nhà văn, Hội nhà báo, Hội
    Luật gia .
    Trong đời sống xã hội, các tổ chức xã hội là chổ dựa của nhà nước nhằm tuyên
    truyền, giáo dục quần chúng thực hiện các nhiệm vụ quản lý. Các tổ chức xã hội
    có những đặc điểm phân biệt với các cơ quan nhà nước.
    2. Ðặc điểm của các tổ chức xã hội
    Mỗi tổ chức xã hội đều có những hoạt động mang tính chất đặc thù, phản ánh vị
    trí, vai trò của nó trong hệ thống chính trị. Tuy vậy, các tổ chức xã hội cũng có
    những đặc điểm chung nhất định, đó là căn cứ để phân biệt các tổ chức xã hội với
    các cơ quan nhà nước, các đơn vị kinh tế. Ðó là các đặc điểm sau:
    1. Các tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của người lao động vì những
    mục đích nhất định. Ðó là những tổ chức tập hợp những thành viên của mình dựa
    vào những đặc điểm nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính .
    + Yếu tố tự nguyện được thể hiện rõ nét trong việc nhân dân được quyền tự do lựa
    chọn và quyết định tham gia hay không tham gia vào một tổ chức xã hội nào đó.
    Không ai có quyền ép buộc một người nào đó phải tham gia hay không được tham
    gia vào các tổ chức xã hội nhất định. Tuy nhiên yếu tố tự nguyện ở đây không
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...