Luận Văn Quy chế pháp lý đối với Trọng tài viên và Trung tâm Trọng tài

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quy chế pháp lý đối với Trọng tài viên và Trung tâm Trọng tài

    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU .1


    Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÈ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI .3


    1.1. Lược sử phát triển của pháp luật trọng tài ở Việt Nam 3


    1.2. Tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại bằng


    trọng tài 5


    1.3. Trọng tài trong hệ thống các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án 6


    1.3.1. Thương lượng .6


    1.3.2. Hòa giải .7


    1.3.3. Trọng tài thưtmg mại 8


    1.3.3.1. Bản chất của trọng tài thương mại 9


    1.3.3.2. Vai trò của trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp thương mại. 10


    1.4. Các hình thức trọng tài theo pháp luật Việt Nam .11


    1.4.1. Các trung tâm trọng tài (trọng tài thường trực/trọng tài quy chế) 12


    1.4.2. Hội đồng trọng tài do các bên thành lập (trọng tài vụ việc/


    trọng tài ad học) 13


    1.5. Các nguyên tắc hoạt động của trọng tài 15


    1.5.1. Nguyên tắc thỏa thuận trọng tài 15


    1.5.2. Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận và quyền tự định đoạt của các bên đương sự 17


    1.5.3. Nguyên tắc xét xử không công khai 18


    1.5.4. Nguyên tắc xét xử một lần .18


    1.5.5. Nguyên tắc Trọng tài viên phải độc lập, vô tư, khách quan 19


    Chương 2: QUY CHẾ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI TRỌNG TÀI VIÊN VÀ


    TRUNG TÂM TRỌNG TÀI .20


    2.1. Quy chế pháp lý đối vói Trọng tài viên 20


    2.1.1. Tiêu chuẩn Trọng tài viên .20


    2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của Trọng tài viên 22


    2.1.3. Vẩn đề chỉ định Trọng tài viên 23


    2.1.4. Những trường hợp phải thay đoi Trọng tài viên .25


    2.1.5. Những vấn đề cân nhắc khi được chỉ Sình, làm Trọng tài viên .27


    2.1.5.1. Thời gian của Trọng tài viên 27


    2.1.5.2. Năng lực của Trọng tài viên .28

    2.1.5.3. Ngôn ngữ .28


    2.1.5.4. Định kiến, xung đột lợi ích .29


    2.1.5.5. Tính độc lập và vô tư của Trọng tài viên 30


    2.1.6. Vấn đề đạo đức của Trọng tài viên trong quá trình xét xử .32


    2.1.6.1. Thấm quyển của Trọng tài viên 32


    2.1.6.2. Việc liên lạc với các bên .33


    2.1.6.3. Vấn đề bảo mật 34


    2.2. Quy chế pháp lý đối vói Trung tâm Trọng tài .36


    2.2.1. Điều kiện thành lập Trung tâm Trọng tài .36


    2.2.2. Thủ tục thành lập Trung tâm Trọng tài 37


    2.2.3. Địa vị pháp lý và cơ cẩu tổ chức của Trung tâm Trọng tài .38


    2.2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Trọng tài 41


    2.2.5. Chấm dứt hoạt động của Trung tâm Trọng tài .42


    Chương 3: VẤN ĐÈ HOÀN THIỆN QUY CHẾ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI TRỌNG TÀI VIÊN VÀ TRUNG TÂM TRỌNG TÀI 45


    3.1. Những tồn tại của pháp luật trọng tài ử Việt Nam 45


    3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trọng tài ở Việt Nam .47


    3.2.1. Đối với Trọng tài viên 47


    3.2.1.1. Không nên quy định quả cao về tiêu chuẩn của Trọng tài viên 47


    3.2.1.2. về quốc tịch Trọng tài viên 48


    3.2.1.3. Đổi với bản thân các Trọng tài viên .49


    3.2.2. Đối với Trung tâm Trọng tài .50


    3.2.2.1. về số lượng tổ chức trọng tài sẽ được thành lập 50


    3.2.2.2. Thay đổi cách thức quản lý nhà nước đối với trọng tài 51


    3.2.2.3. Đối với bản thân các Trung tâm Trọng tài .52


    KẾT LUẬN 53


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ã *

    LỜI NÓI ĐẦU


    Đặt vấn đề: Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng tài là một trong những phương thức giải quyết các tranh chấp thương mại phố biến ở các nước trên thế giới có nền kinh tế thị trường phát triển.


    Ở Việt Nam, chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế đó, các chủ thể kinh doanh đều có quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình dưới sự cạnh tranh và kiểm soát gay gắt của cơ chế thị trường.


    Trong nền kinh tế thị trường hiện nay khi mà các quan hệ kinh tế ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp, muôn màu muôn vẻ, khi mà mục đích sinh lời, nhiều khi trở thành động lực vượt lên tất cả đối với các bên tham gia vào quan hệ kinh tế là “đều muốn cái lợi về phía mình” thì xung đột giữa các bên là không thể tránh khỏi và nó đòi hỏi phải được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, ít tốn kém, đúng pháp luật . để đáp ứng được yêu cầu của các nhà doanh nghiệp.


    Đáp ứng những yêu cầu trên, trọng tài - một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại ra đời như là một tất yếu khách quan. Ở Việt Nam, trọng tài thương mại không phải là hình thức giải quyết tranh chấp mới xuất hiện. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX ở nước ta đã có các hình thức trọng tài như Hội đồng Trọng tài Ngoại thương, Hội đồng Trọng tài Hàng hải . Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà trong một thời gian dài trọng tài - với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại trong nền kinh tế vẫn chưa được nhìn nhận, đánh giá đúng vị trí của nó. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài hiện đang đặt ra nhiều vấn đề đối với Việt Nam cả về mặt lý luận và thực tiễn. Sở dĩ, tình trạng như trên xảy ra là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, một nguyên nhân không kém phần quan trọng dẫn đến tình trạng trên có thể nói đến là do hiện nay số lượng các Trung tâm Trọng tài ở Việt Nam là không nhiều, bên canh đó thì chất lượng giải quyết của các Trung tâm Trọng tài - cụ thể là trình độ giải quyết tranh chấp của các Trọng tài viên còn thấp, chưa thể đáp ứng được những yêu cầu của các nhà doanh nghiệp. Chính điều đó đã gây ra hạn chế không nhỏ đối với sự phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp này. Nhằm tìm ra câu trả lời cho những hạn chế trên cũng như góp phần vào việc hoàn thiện và phát triển của Trọng tài Việt Nam nói chung, đối với các Trung tâm Trọng tài và các Trọng tài viên nói riêng. Người viết đã quyết định chọn đề tài “Quy chế pháp lý đối với Trọng tài viên và Trung tâm Trọng tài” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có nhiều cố gắng và sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn nhưng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và các bạn.


    Mục tiêu nghiên cứu: Với mục đích nhằm nâng cao sự hiểu biết về pháp luật Trọng tài, đồng thời để hệ thống và tích lũy thêm cho bản thân những kiến thức qua quá trình học tập. Mặt khác cũng nhằm mục đích mang lại những thông tin bổ ích của pháp luật về trọng tài của Việt Nam cho những ai có nhu cầu quan tâm tìm hiểu.


    Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi là một đề tài luận văn tốt nghiệp nên đề tài chỉ tập trung tìm hiểu các quy định của của pháp luật về quy chế pháp lý đối với Trọng tài viên và các Trung tâm Trọng tài (điều kiện thành lập, hoạt động, chấm dứt hoạt động, điều kiện để trở thảnh Trọng tài viên, các trường hợp thay đổi Trọng tài viên, cũng như quyền và nghĩa vụ của các Trọng tài viên và Trung tâm Trọng tài .).


    Phương pháp nghiên cứu: Trong bày viết này các phương pháp được sử dụng chủ yếu như: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp thống kê, sưu tầm tài liệu (Luật, các văn bản quy phạm pháp luật, giáo trình, các tài liệu chuyên khảo .) dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành và ý kiến của các nhà chuyên môn trên các phương tiện thông tin đại chúng dưới sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn.


    về cấu trúc: Luận văn gồm có 3 chương


    Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về trọng tài thương mại.


    Chương 2: Quy chế pháp lý đối với Trọng tài viên và Trung tâm Trọng tài. Chương 3: vấn đề hoàn thiện quy chế pháp lý đối với Trọng tài viên và Trung tâm Trọng tài.





     

    Các file đính kèm:

Đang tải...