Luận Văn Quy chế đấu thầu cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty Sông Đà

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 13/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ơ chế kinh tế thị trường xuất hiện cùng với công cuộc cải cách kinh tếở Việt Nam đãđược trên 15 năm. Nhờđó nền kinh tếđã thu được những thành tựu quan trọng bước đầu, tốc độ tăng trưởng được duy trìở mức độ tương đối cao trong một thời gian dài. Cùng với sự phát triển của đất nước, hoạt động xây dựng trong những năm gần đây đã có sự chuyển mình vàđang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Ngành xây dựng nước ta đã có những bước phát triển không ngừng về mọi mặt, trưởng thành nhanh chóng trong mọi lĩnh vực của hoạt động xây dựng, có thể thiết kế, thi công hoàn thiện nhiều công trình có quy mô lớn, hiện đại và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ xây dựng các công trình công nghiệp, công trình dân dụng và hạ tầng kỹ thuật. Đóng góp một phần không nhỏ vào thành tích này, ta phải kể đến hoạt động đấu thầu.
    Đấu thầu xây dựng là công việc tuy mới được áp dụng ở nước ta từ năm 1994 nhưng đến nay, qua nhiều bước hoàn thiện đã chứng tỏ phù hợp với nền kinh tế thị trường, thực sự mang lại hiệu quả kinh tế to lớn, tiết kiệm chi phíđầu tư xây dựng, thúc đẩy sự hoàn thiện của bản thân Nhà thầu về năng lực và tổ chức đểđảm bảo các yêu cầu về tiến độ thi công và chất lượng các công trình. Tuy nhiên, công tác đấu thầu là lĩnh vực tương đối mới nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những lúng túng, bất cập thậm chí có những sai lầm gây thất thoát tài lực của đất nước, đòi hỏi Nhà nước phải tập trung sự nghiên cứu, cập nhật, đổi mới phương thức phù hợp trong quản lý vàđiều hành công tác đấu thầu nói chung.
    Khi đất nước bước sang thiên niên kỷ mới, Đại hội Đảng IX đã thông qua một số văn kiện quan trọng đề ra mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong những năm tới, thực hiện chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng đểđến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian qua, Nhà nước đã xây dựng và ban hành các biện pháp, cơ chế, chính sách nhằm phát huy nội lực đất nước, phù hợp với các cam kết quốc tế. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lýđầu tư xây dựng đặc biệt là hoạt động đấu thầu ngày càng được bổ sung, hoàn thiện phục vụđắc lực cho công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực này, tạo ra một thị trường xây dựng trong sạch, mang tính cạnh tranh cao.
    Qua thời gian thực tập tại phòng kinh tế Tổng công ty Sông Đà, em đã nhận thức được tầm quan trọng của phương thức đấu thầu đối với nền kinh tế nói chung vàđối với Tổng công ty Sông Đà nói riêng. Hơn nữa, để hiểu sâu hơn các quy định của pháp luật về phương thức đấu thầu từđó thấy được những ưu điểm, tồn tại cùng các giải pháp để phương thức đấu thầu ngày càng hoàn thiện nên em chọn đề tài: “Quy chế đấu thầu cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty Sông Đà” . Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm các phần:
    Chương I: Những vấn đề pháp lý chung về đấu thầu, đấu thầu xây lắp
    Chương II: Vấn đềáp dụng pháp luật về đấu thầu xây lắp tại Tổng công ty Sông Đà
    Chương III: Kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ pháp lý về đấu thầu xây lắp tại Tổng công ty Sông Đà
    Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô khoa Luật kinh tế cùng các chuyên viên phòng Kinh tế Tổng công ty Sông Đà, đặc biệt là sự tận tình hướng dẫn của cô giáo Ts. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ trong quá trình thực tập. Do kiến thức có hạn nên luận văn này không tránh khỏi thiếu sót, mong thầy cô cùng các bạn đóng góp ý kiến để luận văn hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn!



    LỜI MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG I- NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CHUNG VỀ ĐẤU THẦU, ĐẤU THẦU XÂY LẮP
    I - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU
    1- Sự cần thiết phải tiến hành đấu thầu trong hoạt động xây dựng
    2- Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu đối với đấu thầu.
    2.1 Khái niệm
    2.2 Đặc điểm
    2.3 Yêu cầu với đấu thầu trong hoạt động xây dựng
    3- Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đấu thầu
    4- Phạm vi, đối tượng áp dụng đấu thầu
    5- Phân loại đấu thầu trong xây dựng
    5.1- Phân loại theo phạm vi gói thầu đối với các Nhà thầu:
    5.2- Phân loại theo nội dung chung của công việc gọi thầu( đối tượng của đấu thầu)
    5.3- Đấu thầu theo hình thức lựa chọn Nhà thầu
    5.4- Phân loại theo phương thức đấu thầu
    6- Nguyên tắc trong đấu thầu
    6.1- Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau:
    6.2- Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ
    6.3- Nguyên tắc đánh giá công bằng
    6.4- Nguyên tắc trách nhiệm phân minh
    6.5- Nguyên tắc ba chủ thể
    6.6- Nguyên tắc bảo lãnh, bảo hành và bảo hiểm thích đáng
    6.7- Nguyên tắc bí mật
    7- Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động đấu thầu
    7.1- Quyền và nghĩa vụ của Bên mời thầu
    7.2- Quyền và nghĩa vụ của Bên dự thầu
    7.3- Trách nhiệm của người quyết định đầu tư xây dựng công trình
    8- Quản lý nhà nước vềđấu thầu
    II- CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP
    1-Lựa chọn Nhà thầu trong đấu thầu xây lắp
    2- Điều kiện thực hiện đấu thầu xây lắp
    2.1- Điều kiện tổ chức đấu thầu
    2.2- Điều kiện đối với các Nhà thầu
    2.3- Điều kiện đấu thầu quốc tế
    2.4- Ưu đãi Nhà thầu
    3- Hình thức, phương thức đấu thầu xây lắp
    4- Quy trình thực hiện đấu thầu xây lắp
    4.1- Chuẩn bịđấu thầu
    4.1.2- Sơ tuyển Nhà thầu (nếu có)
    4.2- Lập hồ sơ mời thầu
    4.3- Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu
    4.4- Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu
    4.5- Mở thầu
    4.6- Đánh giá, xếp hạng Nhà thầu
    4.7-Trình duyệt kết quảđấu thầu
    4.8- Công bố trúng thầu, thương thảo hoàn thiện hợp đồng
    4.9-Trình duyệt nội dung hợp đồng và ký hợp đồng
    5- Hợp đồng trong đấu thầu xây lắp
    5.1- Các loại hợp đồng trong đấu thầu xây lắp
    5.2- Chủ thể ký kết hợp đồng
    5.3- Nội dung và hình thức của hợp đồng xây lắp
    6- Xử lý vi phạm pháp luật vềđấu thầu xây lắp

    CHƯƠNG II - THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ
    I- TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ
    1- Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Sông Đà
    2- Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty Sông Đà
    2.1- Sơđồ tổ chức của Tổng công ty Sông Đà
    2.2- Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý Tổng công ty Sông Đà
    3-Tình hình hoạt động kinh doanh
    II- THỰC TẾ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ
    1-Tư cách, phương thức đấu thầu được Tổng công ty Sông Đàáp dụng
    2- Quy trình đấu thầu tại Tổng công ty Sông Đà
    2.1- Thu thập thông tin
    2.2- Lập báo cáo về dựán trình lãnh đạo Tổng công ty
    2.3- Quyết định của Lãnh đạo TCT
    2.4- Mua hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ sơ tuyển
    2.5- Chuẩn bị Hồ sơ:
    2.6- Kiểm tra Hồ sơ
    2.7- Trình lãnh đạo Tổng công ty xem xét và phê duyệt Hồ sơ
    2.8- Nộp Hồ sơ và tham dự lễ mở thầu
    2.9- Kết quảđấu thầu
    2.10- Thương thảo và ký hợp đồng
    2.11- Giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng
    Sơđồ quá trình đấu thầu và ký hợp đồng
    3-Ví dụ cụ thể vềđấu thầu xây lắp mà Tổng công ty Sông Đà tham gia

    CHƯƠNG III - KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ
    1- Đánh giá chung về công tác đấu thầu tại Tổng công ty Sông Đà
    1.1- Kết quảđạt được
    1.2- Những khó khăn vướng mắc
    1.3- Những tồn tại do bản thân Tổng công ty Sông Đà
    2- Định hướng công tác đấu thầu của Tổng công ty trong năm 2006- 2010
    3- Các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác đấu thầu tại Tổng công ty Sông Đà
    4- Kiến nghị đối với các cấp, ngành
    4.1- Kiến nghị đối với Nhà nước
    4.2- Kiến nghị đối với Chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và Nhà tư vấn của đấu thầu xây lắp
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...