Tiểu Luận Quy chế dân chủ làng xã , quy chế dân chủ cơ sở

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    QUY CHẾ DÂN CHỦ LÀNG XÃ , QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ

    Đảng và chính phủ ta luôn đề cao phương châm: “Xây dựng một nước Việt Nam công bằng, dân chủ và văn minh”. Vậy để biết được dân chủ là gì? Và việc thực hiện quy chế dân chủ ở nước ta như thế nào? Đặc biệt là dân chủ làng xã ,và dân chủ cơ sở .
    Sau đây nhóm chúng tôi xin đi vào nghiên cứu cụ thể như sau:
    1. Dân chủ là gì?
    - Theo từ điển: Dân chủ là chính phủ được thành lập bởi nhân dân trong đó quyền lực tối cao được trao cho nhân dân và được thực hiện bởi nhân dân hoặc bởi các đạ diện được bầu ra từ một hệ thống bầu cử tự do.
    - Theo Abraham Lincoln, dân chủ là một chính phủ “của dân , do dân và vì dân”.
    Dân chủ thực tế là một tập hợp các thông lệ và các thủ tục đã được đúc kết lại từ quá trình lâu dài, thường không bằng phẳng của lịch sử. Một cách ngắn gọn, dân chủ là sự thể chế hóa tự do. Trên cơ sở này chúng ta có thể định rõ được các nguyên tắc cơ bản đã được thử thách qua thời gian. Đối với một chính phủ lập hiến thì vấn đề phân quyền, vấn đề bình đẳng trước pháp luật mà bất cứ một xã hội nào được gọi là dân chủ theo đúng nghĩa của nó cũng cần phải có.
    Còn đối với nhà nước Việt Nam, dân chủ là bản chất của chế độ Nhà nước ta. Đảng và nhà nước ta luôn tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo ra sức mạnh to lớn, góp phần quyết định vào thành công của Cách mạng.
    Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực đã được ghi trong Hiến pháp, luật và các văn bản pháp luật của Nhà nước. Ví dụ: Điều 11 trong hiến pháp có quy định: “Công dân thực hiện quyền làm chủ cơ sở của mình bằng cách tham gia vào công việc của nhà nước và xã hội, có trách nhiệm bảo vệ của công, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, tổ chức đời sống công cộng.
    Dân chủ, hiểu theo nghĩa truyền thống, là người dân làm chủ mọi quyền lực xã hội; hay nói cách khác, dân chủ là quyền lực xã hội thuộc về nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.
    Lịch sử nhân loại đã chứng minh một thực tiễn mang tính chân lý: dân chủ là khát vọng lớn lao, là đòi hỏi bức xúc của con người, là một nhu cầu đặc biệt quan trọng mà con người mong muốn vươn tới; đồng thời, dân chủ cũng là một động lực quan trọng thúc đẩy xã hội phát triển. Sự phát triển của dân chủ đánh dấu những nấc thang tiến bộ của xã hội loài người.
    Dân chủ là bản chất của chế độ Nhà Nước ta .Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân ,tạo ra sức mạnh to lớn trên mọi lĩnh vực.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, người sáng lập và lãnh đạo Đảng ta, đã khẳng định rõ quan điểm về dân chủ trong việc xây dựng Nhà nước Việt Nam là:
    "NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ
    Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
    Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.
    Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân".[SUP](1)[/SUP]
    Đồng thời, Người luôn đề cao vai trò quyết định của nhân dân đối với vận mệnh của đất nước, bởi dân là gốc của nước, của cách mạng. Người khẳng định: "Cho nên việc gì có quần chúng tham gia bàn bạc, khó mấy cũng trở nên dễ dàng và làm được tốt. Các đồng chí ở Quảng Bình nói rất đúng:
    Dễ mười lần không dân cũng chịu,
    Khó trăm lần dân liệu cũng xong".[SUP](2)[/SUP]
    Ngày 18-2-1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 30 CT-TW về việc xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở. Việc ban hành Chỉ thị quan trọng này chính là để tiếp tục mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý, kiểm soát Nhà nước, khắc phục tình trạng quan liêu, mất dân chủ và nạn tham nhũng.
    Đảng và Nhà nước ta chỉ ra là: "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng", và điều đó cũng có nghĩa: quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định thắng lợi của cách mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn xác định: việc mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là nguyên tắc quan trọng trong hoạt động của mình. Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục khẳng định: việc mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng, của công cuộc đổi mới.
    Để dân chủ đi vào thực tế của đời sống xã hội, Đảng ta đã chỉ rõ: muốn phát huy sức mạnh và sự sáng tạo vô địch của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phải tạo ra được những thể chế, chủ trương, chính sách thích hợp để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Khi quyền làm chủ của người dân được tôn trọng và bảo đảm, sẽ tạo nên nền tảng, cơ sở vững chắc để các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực hiện có hiệu quả trong thực tế. Muốn thực hiện được điều đó, việc dân chủ hóa mọi hoạt động của Đảng và của cả hệ thống chính trị nhằm tập hợp được đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia quản lý các công việc của Nhà nước và xã hội, đóng góp trí tuệ và vật chất để xây dựng, bảo vệ đất nước sẽ là một quan điểm hết sức đúng đắn, sáng suốt. Phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đã được thể hiện trong nhiều văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và được thể chế thành pháp luật của Nhà nước.

    NỘI DUNG CỦA QUY CHẾ DÂN CHỦ
    Chương 1:Những quy định chung về quy chế dân chủ.
    Chương 2:Những việc cần thông báo để nhân dân biết của cấp có thẩm quyền ở cơ sở.Nội dung của chương trình này quy định 14 loại công việc mà nhân dân cần được thông báo rõ khi cần thiết,có liên quan đến người dân.Và 6 điều nữa về các hình thức tiến hành thông báo đến nhân dân.
    Chương 3:Những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp.Trong chương này nêu 6 khoan mà nhân dân cần được tham gia trực tiếp đóng góp ý kiến của mình.Những phần hoạt động này liên quan đến các hoạt động sống trực tiếp của các cộng đồng XH trong thôn,làng,ấp, bản.Nhân dân còn được bàn những khoan họ cần đóng góp để xây dựng cho quê hương mình.Để thực hiện được những điều đó Quy chế đã đề ra các cách thức tổ chức thực hiện để phát huy cao nhất sự đóng góp của nhân dân,qua đó cũng thể hiện sự lãnh đạo sâu sát của Đảng và chính quyền với hoạt động của làng xóm.
    Chương 4 của Quy chế đề cập đến quy phạm thực hiện những mối liên hệ của nhân dân đối với các cơ quan chính quyền cấp trên.Những quy định cụ thể này quan tâm đến mọi suy nghĩ,hành động của Đảng đối với quần chúng nhân dân.
    Chương 4 đề cập đến những quy định để xây dựng các cộng đồng trong nông thôn.Trong đó quan trọng nhất là những quy định dành cho xây dựng hương ước ( những quy định của cộng đồng làng,thôn,ấp ,bản),xác định những vị trí XH chủ chốt trong cơ cấu XH của xóm thôn.Những quy định này đã trở thành định hướng quan trọng chỉ đạo việc thể chế hóa luật pháp vào cộng đồng làng xã,khắc phục tình trạng giữa Nhà nước,XH và công dân có 1 “khoang” ngăn cách như trong cách thức tổ chức nông thôn trong thời kì trước đổi mới.

    I : QUY CHẾ DÂN CHỦ LÀNG XÃ
    1 : KHÁI NIỆM:
    A :LÀNG , XÃ
    LÀNG
    Làng là một từ chỉ đơn vị tụ cư nhỏ nhất nhưng hoàn chỉnh của người nông dân Việt.
    Làng là một đơn vị của xã hội nông thôn ,nó là một sân khấu thể hiện mức độ tự diễn ra của đời sống nông thôn và các chức năng của nó ( Tô Duy Hợp )
    Khi nói đến làng với tư cách cộng đồng xã hội, làng thường được quan niệm như là “một đơn vị cộng cư” có một vùng đất cvhung của cư dân nông nghiệp ( Trần Quốc Vượng )

    Xã là từ chỉ đơn vị hành chính thấp nhất ở các vùng nông thôn Việt
    Xã có thể bao gồm nhiều làng hoặc cũng chỉ có duy nhất một làng
    Có thể coi làng xã như một đơn vị tụ cư ,đơn vị kinh tế ,đơn vị sinh hoạt văn hoá cộng đồng nhằm tái duy trì truyền thống công xã nông thôn ,khẳng định bản sắc truyền thống dân tộc
    Vì thế có thể hiểu dân chủ làng xã chính là quyền làm chủ của nhân dân trong làng xã đó.
    II : DÂN CHỦ LÀNG ,XÃ
    LÀNG XÃ VIỆT NAM TRƯỚC – ĐƠN VỊ CAI TRỊ CƠ SỞ
    Người đứng đầu là viên trưởng làng hay lý trưởng .Và chủ yếu có 2 hình thức để chọn ra người đứng đầu làng :chỉ định và bầu cử
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...