Tiểu Luận Quy chế chi tiêu nội bộ và thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với trường đhsp tdtt tp.h

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ VÀ THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐHSP TDTT TP.HCM

    MỤC LỤC

    Trang

    A. QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ TRƯỜNG ĐHSP TDTT TP.HCM 2

    I. Những quy định chung 2

    II. Những quy định cụ thể . 4

    III. Kế toán, kiểm toán, quyết toán ngõn sách và kiểm tra, thanh tra 18

    IV. Điều khoản thi hành . 18

    B. VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM

    ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐHSP TDTT TP.HCM . 19

    I. Về huy động vốn và vay tín dụng theo quy định của Chớnh phủ 19

    II. Về quản lý tài sản nhà nước theo quy định của Chớnh phủ . 19

    III. Về hoạt động liên doanh, liên kết . 20

    IV. Về xõy dựng quy chế chi tiêu nội bộ . 20

    V. Về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chớnh . 22

    C. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN . 24


    A. QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

    ã Căn cứ Quyết định 285/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ V/v Thành lập trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh;
    ã Căn cứu Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30/07/2003 của Thủ tướng Chính phủ V/v Ban hành Điều lệ trường đại học;
    ã Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
    ã Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập .
    ã Căn cứ vào kết quả của Hội nghị cán bộ chủ chốt của Trường.
    Quy chế chi tiêu nội bộ của trường ĐH-SPTDTT TP.HCM đã được ban hành theo quyết định số 19/2007/QĐ-ĐHSP TDTT ngày 27/04/2007

    I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
    Điều 1: Nguyên tắc xây dựng quy chế
    1.Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thống nhất trong trường, nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện mọi hoạt động thường xuyên phù hợp với hoạt động đặc thù của các đơn vị trong trường, sử dụng kinh phí có hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tăng cường công tác quản lý.
    2. Quy chế được biên soạn trong phạm vi xây dựng quy chế thu chi nội bộ đã được quy định của Nhà nước và cả nội dung chi do đặc thù của đơn vị mà Nhà nước chưa có quy định trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị.
    3. Quy chế thu chi nội bộ được thảo luận dân chủ, công khai trong đơn vị.Cỏc quyết định cuối cùng phải thông qua Hội đồng Trường, gửi Bộ để báo cáo và gửi Kho bạc Nhà nước để làm căn cứ kiểm soát chi.
    4. Thực hiện Quy chế dân chủ và quy chế công khai tài chính trong cơ quan.
    Điều 2: Phạm vi xây dựng quy chế
    Các quy định trong quy chế này gồm : Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp đặc thù (nếu có); công tác phí trong nước; chi tiêu hội nghị; chi phí sử dụng điện thoại công vụ tại cơ quan và điện thoại di động; sử dụng văn phòng phẩm; chi hoạt động thường xuyên; hoạt động cung ứng dịch vụ; trích lập và sử dụng các quỹ.
    Các khoản khụng khoỏn chi, phải thực hiện theo văn bản hiện hành của nhà nước là:
    - Chế độ công tác phí nước ngoài.
    - Chế độ tiếp khách nước ngoài.
    - Kinh phớ các chương trình mục tiêu quốc gia.
    - Kinh phớ các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và Nhà nước.
    - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản , vốn đối ứng dự án và vốn viện trợ.
    - Kinh phí mua sắm tài sản và sửa chữa lớn tài sản cố định.
    - Nhiệm vụ đột xuất được các cấp thẩm quyền giao.
    - Kinh phí thực hiện tinh giảm biên chế.
    Điều 3: Căn cứ pháp lý để xây dựng quy chế
    1. Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
    2. Thông tư 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính - Bộ Nội Vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.
    3. Thông tư 18/2006/TT-BTC ngày 13/03/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm soát chi đối với cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính.
    4. Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập .
    5. Thông tư 81/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006 của Bộ Tài chính và Quyết định 202/2006/TT-BTC ngày 31/08/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính .
    6. Quyết định 4448/QĐ-BGD&ĐT-KHTC ngày 09/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về quyền hạn và trách nhiệm quản lý tài chính – tài sản các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ.

    II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
    Điều 4: Quản lý và sử dụng vốn tài sản
    Việc quản lý và sử dụng tài sản của đơn vị cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính được thực hiện như sau:
    1.Toàn bộ vật tư tài sản của đơn vị được ghi chép, phản ánh trong hệ thống sổ kế toán thống nhất của đơn vị.
    2. Việc sử dụng tài sản cố định cho các hoạt động sự nghiệp thường xuyên được phản ánh giá trị hao mòn vào sổ kế toán mỗi năm 1 lần vào tháng 12, tỷ lệ tính hao mòn theo quy định hiện hành cho từng đối tượng tài sản cố định.
    3.Thực hiện đúng chế độ đăng ký và báo cáo về tài sản theo quy định của Nhà nước và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về chế độ báo cáo, chế độ kiểm tra tài sản theo quy định hiện hành.
    4.Quy định đối với việc đầu tư, xây dựng mới, mua sắm tài sản :
    4.1.Việc đầu tư , xây dựng mới, sửa chữa lớn, nâng cấp, mua sắm tài sản cố định được phê duyệt trong dự án đầu tư xây dựng thì thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.
    4.2. Mua sắm tài sản cố định, thiết bị đồng bộ có giá từ 200 triệu đồng Việt Nam trở lên bằng các nguồn vốn, chủ đầu tư tổ chức lập dự án đầu tư, xác định rõ nguồn vốn đầu tư, thực hiện thủ tục về đầu tư và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
    5. Quyết định điều động nội bộ trong phạm vi đơn vị quản lý và quyết định thanh lý các tài sản cố định và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với:
    + Nhà cấp 4;
    + Thiết bị đồng bộ có giá trị nguyên giá từ 500 triệu đồng Việt Nam trở xuống. Thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành của Nhà nước về lập, thẩm định và trình duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, tổ chức đấu thầu hoặc lựa chọn nhà thầu theo Quy chế đầu tư và xây dựng của Luật xây dựng.
    6. Số tiền thu được do thanh lý, nhượng bán tài sản sau khi trừ các khoản chi phí hợp lệ trong quá trình thanh lý, nhượng bán được bổ sung vào quỹ phát triển sự nghiệp để đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất của đơn vị theo quy định hiện hành.
    Điều 5: Quản lý nguồn thu và nội dung chi của đơn vị
    1. Nguồn thu của đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm :
    1.1. Ngân sách nhà nước cấp: Kinh phí ngân sách nhà nước cấp chi hoạt động thường xuyên.
    1.2. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị, bao gồm:
    - Tiền thu phí, lệ phí, thu hoạt động liên kết đào tạo;
    - Thu từ cho thuê làm dịch vụ; các khoản thu hợp pháp khác;
    - Nghiên cứu khoa học.
    2. Nội dung chi :
    - Căn cứ vào các nguồn thu nêu trên, đơn vị lập kế hoạch chi tương ứng với các nguồn thu, cụ thể như sau :
    2.1. Chi từ nguồn kinh phí nhà nước cấp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ như : chi lương và các khoản đóng góp theo lương, công tác phí, hội nghị phí, điện thoại, công vụ phí, chi hoạt động nghiệp vụ thường xuyên, vv
    2.2. Hiệu trưởng quy định cụ thể mức chi trong quy chế tài chính và chi tiêu nội bộ của đơn vị. Trong đó quy định cụ thể mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định trong phạm vi nguồn thu được sử dụng và công khai thực hiện trong đơn vị. Quy chế tài chính và chi tiêu nội bộ là căn cứ để Hiệu trưởng điều hành việc sử dụng, quyết toán kinh phí từ ngân sách và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, là cơ sở pháp lý để Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi.
    Điều 6: Tiền lương, tiền công, phụ cấp đặc thù và thu nhập khác :
    1. Tiền lương :
    Vào tuần đầu của mỗi tháng, nhà trường đảm bảo chi trả đúng tiền lương của cán bộ công chức và hợp đồng lao động theo ngạch bậc ngoài chỉ tiêu biên chế.
    2. Tiền công :
    Tiền công lao động khoán việc được xây dựng trên yêu cầu công việc cụ thể do trưởng các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm quản lý người lao động theo hợp đồng và chất lượng công việc.
    3. Phụ cấp đặc thù :
    Cán bộ giảng dạy được hưởng phụ cấp đặc thù phục vụ ngành theo quy định của nhà nước. Trường chi phụ cấp đặc thù phục vụ cho cán bộ công chức không thuộc mã ngạch giảng viên và hợp đồng ngoài chỉ tiêu biên chế bằng 30% mức lương theo ngạch bậc .
    4. Thu nhập khác :
    4.1. Thu nhập tăng thêm : được thực hiện theo các cơ sở sau đây:
    - Nguồn kinh phí: Số chênh lệch giữa nguồn thu lớn hơn chi trong quý tiết kiệm được (tương đương 40% quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung theo qui định).
    - Đối tượng được hưởng: Cán bộ công chức có thời gian công tác từ 1 năm trở lên có tên trong bảng lương bảo đảm ngày công lao động (không áp dụng đối với các hợp đồng khoán công việc).
    - Mức tính thu nhập tăng thêm = 40% mức lương tối thiểu x (hệ số lương + hệ số chức vụ + hệ số phụ cấp thâm niên vượt khung).
    4.2. Tiền làm việc ngoài giờ và công tác kiêm nhiệm: Trường thanh toán tiền làm vịờc ngoài giờ cho cán bộ, nhân viên hành chính thực hiện những công việc phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhà trường mà không thể hoàn thành trong thời gian làm việc chính thức trên cơ sở Trưởng đơn vị đề xuất và được Hiệu trưởng duyệt. Mức chi bình quân là 15.000 đ/giờ.
    4.3.Thành viên của các hội đồng, các ban được chi tiền bồi dưỡng theo số giờ làm công tác thực tế. Mức chi tính theo lương + phụ cấp lương, đối với Chủ tịch hội đồng, Trưởng ban được hưởng hệ số :1,5; Phó chủ tịch hội đồng, Phó ban, Uy viên thường trực hệ số: 1,2; Ủy viên hệ số :1,0 .
    5. Phụ cấp trách nhiệm :
    1 đơn vị hệ số có giá trị bằng 150.000 đồng. Mức phụ cấp trách nhiệm hàng tháng được tính theo hệ số quy định trong bảng sau :
     
Đang tải...