Thạc Sĩ &quot Giải pháp nâng cao kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục Lục


    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết tắt v
    Danh mục các bảng vi
    Danh mục sơ đồ vii
    Danh mục ảnh ix
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1. Tính cấp thiết đề tài
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
    2.1. Cơ sở lý luận
    2.2. Cơ sở thực tiễn
    3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
    3.2. Phương pháp nghiên cứu
    4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
    4.1. Thực trạng quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Bình Lục
    4.1.1. Thực trạng về quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi toàn Huyện
    4.1.2. Thực trạng quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi ở các xã nghiên cứu
    4.1.3. Hiệu quả quản lý và sử dụng các công trình thuỷ lợi
    4.1.4. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi của Huyện
    4.2. Định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam
    4.2.1. Quan điểm và định hướng về quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn Huyện
    4.2.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn Huyện
    5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    5.1. Kết luận
    5.2. Kiến nghị
    Tài liệu tham khảo

    PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứuHiện nay, Việt Nam phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và theo định hướng XHCN. Trong những năm cuối của thập kỷ 90, có nhiều dự án xây dựng công trình thuỷ lợi lớn, vừa và nhỏ đã được xây dựng và chuẩn y thực hiện. Để thực hiện tốt dự án thuỷ lợi, cần phải nâng cao hiệu quả của từng dự án đầu tư nói riêng, sử dụng và quản lý các công trình thuỷ lợi nói chung.
    Mặt khác, chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN, các chủ thể kinh tế ở nông thôn nước ta đã có những thay đổi căn bản; từ vị trí là đối tượng bị điều hành trong quá trình sản xuất hộ nông dân đã trở thành chủ thể kinh tế độc lập.
    Một vấn đề mới nảy sinh là cơ chế quản lý hệ thống các công trình thủy nông mà Nhà nước và nhân dân đã đầu tư xây dựng. Phục vụ sản xuất nông nghiệp như thế nào cho phù hợp, vừa đảm bảo lợi ích của người hưởng lợi vừa khuyến khích họ cùng tham gia quản lý.
    Trong những năm gần đây, Nam Định nói chung và huyện Nghĩa Hưng nói riêng đã tập trung chỉ đạo công tác nâng cấp và quản lý các công trình thủy nông. Đã có một số mô hình thu được kết quả tốt góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, cải thiện được môi trường sinh thái và điều kiện sống của người dân. Tuy nhiên, hiệu quả nâng cấp, quản lý và sử dụng khai thác các công trình thủy nông còn thấp, chỉ mới tập trung cho đầu tư mà chưa coi trọng công tác nâng cấp, quản lý khai thác, duy tu, bảo dưỡng công trình; việc phân cấp quản lý các công trình thuỷ nông còn chồng chéo bất cập, hệ thống cơ chế, chính sách quản lý công trình thuỷ lợi phần lớn đã lạc hậu, chưa đổi mới kịp thời phù hợp với cơ chế kinh tế mới. Các doanh nghiệp quản lý khai thác các công trình thuỷ nông luôn nằm trong tình trạng thua lỗ và thiếu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, luôn bị động và vẫn chưa thoát khỏi cơ chế bao cấp.
    Các công ty này vận hành công trình và cung cấp nước cho nông dân. Nông dân trả thủy lợi phí theo vụ cho các dịch vụ thủy nông mà họ được nhận. Một thực tế là hiệu quả tưới tiêu của các công trình thủy lợi chưa cao, thủy lợi phí thu được mới chỉ đáp ứng 30% tổng chi phí vận hành và sữa chữa thường xuyên. Nhiều công trình không đủ kinh phí để sữa chữa thường xuyên và sữa chữa định kỳ nên xuống cấp nghiêm trọng. Mặt khác, là chưa làm rõ vai trò của người dân trong việc xây dựng, vận hành và quản lý công trình thuỷ nông, nhiều nông dân thậm chí chưa hiểu được ý nghĩa của việc đóng thủy lợi phí, họ coi công trình thủy nông trên đồng ruộng của họ là của Nhà nước chứ không phải là tài sản chung của cộng đồng mà trong đó họ là người trực tiếp hưởng lợi.
    Tuy nhiên, quan điểm đánh giá hiệu quả đầu tư cho các công trình thuỷ nông vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn như sau: Một là công trình thuỷ nông vừa có tác dụng trực tiếp (tăng diện tích được tưới, tăng năng suất cây trồng) lại vừa có tác dụng gián tiếp (như phát triển nghành nghề, cung cấp nước sạch cho đời sống, phát triển chăn nuôi, cải thiện môi trường môi sinh ) vậy nên tính toán lợi ích của thuỷ nông như thế nào để có thể phản ảnh hết các tác dụng đó. Hai là, đầu tư vào thuỷ nông mang tính dài lâu. Vì thế, hiệu quả của các công trình phụ thuộc nhiều vào việc xây dựng, sử dụng và quản lý các công trình thuỷ nông ấy như thế nào. Ba là,công trình thuỷ nông mang tính xã hội cao cả trong đầu tư, xây dựng và sử dụng nhiều người và nhiều cộng đồng được lợi từ công trình thuỷ nông. Vì thế, có hàng loạt những câu hỏi được đặt ra cần trả lời như: nên quan niệm như thế nào về kết quả một công trình thuỷ nông? Kết quả đó được đánh giá như thế nào và bằng phương pháp nào? Làm thế nào để nâng cao kết quả đầu tư cho các công trình thuỷ nông .
    Từ thực tế trên câu hỏi chính cần đặt ra cần giải quyết đó là:
    - Dựa vào cơ sở khoa học nào để làm nền tảng cho thực hiện nghiên cứu đề tài?
    - Thực trạng hệ thống công trình thuỷ nông và kết quả sử dụng công trình thuỷ nông tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định như thế nào?
    - Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sử dụng các công trình thuỷ nông tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định như thế nào?
    - Phương hướng hoàn thiện hệ thống thủy nông và nâng cao kết quả sử dụng công trình thủy nông ở huyện Nghĩa Hưng như thế nào?
    - Các giải pháp hữu hiệu nào đảm bảo để xây dựng củng cố công trình thuỷ nông góp phần nâng cao kết quả sử dụng các công trình thuỷ nông tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
    Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao kết quả sử dụng các công trình thuỷ nông trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...