Chuyên Đề &quot Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu


    Thế giới ngày nay ngày càng có khuynh hướng tiến tới sự hội nhập. Điều này đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các quốc gia phát triển và mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, trong đó thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng. Việt Nam với chủ trương phát triển nền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới cũng đã tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế thông qua hoạt động thương mại quốc tế nhằm thu hút đầu tư, khai thông nguồn lực để phục vụ cho quá trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước.
    Đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động thương mại quốc tế chính là hoạt động thanh toán quốc tế. Chất lượng và tốc độ phát triển thương mại quốc tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó thanh toán quốc tế giữ vai trò hết sức quan trọng. Trong những năm vừa qua, hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng của nước ta đã trải qua những bước thăng trầm, nhưng đang ngày càng hoàn thiện và phát triển.
    Trong quá trình học tập tại trường, được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, em đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản về ngân hàng thương mại. Đến khi thực tập tại SGD I- NHCT VN, em nhận thấy thanh toán quốc tế đã được ngân hàng xem là một trong những hoạt động chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của mình. Và trong những năm gần đây, hoạt động thanh toán quốc tế của SGD I rất phát triển, thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của SGD I chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của toàn hệ thống Ngân hàng Công thương. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục, cùng với nó là sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong và ngoài nước. Bởi vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện, mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại SGD I là vô cùng cần thiết.
    Xuất phát từ lý do trên, nên em đã chọn đề tài: " Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam" làm đề tài cho chuyên đề của mình.
    Kết cấu chuyên đề gồm ba phần:
    Chương I: Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại.
    Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam.
    Chương III: Giải phảp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam.
    Hoàn thành chuyên đề này trước hết em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị Phòng tài trợ thương mại của SGD I-NHCT VN đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập.
    Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Tiến sỹ Đàm văn Huệ đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn cho em trong quá trình hoàn thành chuyên đề này. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng- Tài chính trường Đại học Kinh tế quốc dân đã dạy dỗ và giúp đỡ em trong những năm học vừa qua.
    MỤC LỤC


    Lời mở đầu 1
    Chương I: Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại 3
    1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại. 3
    1.1.1. Ngân hàng thương mại 3
    1.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại 3
    1.1.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại 4
    1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 6
    1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 7
    1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn 9
    1.1.2.3. Hoạt động trung gian thanh toán và các loại hình dịch vụ khác 10
    1.2. Hoạt động TTQT của Ngân hàng thương mại. 11
    1.2.1. Khái niệm thanh toán quốc tế 11
    1.2.2. Vai trò của hoạt động TTQT của Ngân hàng thương mại 11
    1.2.3. Các điều kiện trong thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại 13
    1.2.3.1. Điều kiện về tiền tệ 13
    1.2.3.2. Điều kiện về địa điểm thanh toán 14
    1.2.3.3. Điều kiện về thời gian thanh toán 14
    1.2.3.4. Điều kiện về phương thức thanh toán 15
    1.2.4. Các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại 16
    1.2.4.1. Séc 16
    1.2.4.2. Hối phiếu 17
    1.2.4.3. Kỳ phiếu 19
    1.2.4.4. Thẻ thanh toán 20
    1.2.5. Các phương thức thanh toán quốc tế của NHTM 20
    1.2.5.1. Phương thức chuyển tiền 21
    1.2.5.2. Phương thức thanh toán nhờ thu 22
    1.2.5.3. Phương thức ghi sổ 25
    1.2.5.4. Phương thức tín dụng chứng từ 26
    1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động TTQT của Ngân hàng thương mại 30
    1.2.6.1. Nhóm các nhân tố bên ngoài Ngân hàng 30
    1.2.6.2. Nhóm các nhân tố bên trong Ngân hàng 32
    Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại
    Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam 34
    2.1. Giới thiệu chung về SGD I- NHCT VN 34
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của SGD I - NHCT VN 34
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức của SGD I - NHCT VN 36
    2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD I - NHCT VN 38
    2.1.3.1. Nghiệp vụ huy động vốn 38
    2.1.3.2. Nghiệp vụ đầu tư và cho vay nền kinh tế 40
    2.1.3.3. Các hoạt động kinh doanh khác 41
    2.2. Thực trạng hoạt động TTQT tại SGD I- NHCT VN 42
    2.2.1. Khái quát hoạt động TTQT tại SGD I - NHCT VN 42
    2.2.2. Thực trạng hoạt động TTQT tại SGD I - NHCT VN 49
    2.2.2.1. Thanh toán nhờ thu 50
    2.2.2.2. Chuyển tiền
    2.2.2.3. Thanh toán tín dụng chứng từ 57
    2.3. Đánh giá hoạt động TTQT tại SGD I- NHCT VN 63
    2.3.1. Kết quả đạt được 63
    2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động TTQT tại SGD I - NHCT VN 65
    2.3.2.1. Các hạn chế 65
    2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế 66


    Chương III: Giải phảp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam 70
    3.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của SGD I- NHCT VN 70
    3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh tại SGD I - NHCT VN trong thời gian tới 70
    3.1.1.1. Mục tiêu hoạt động kinh doanh năm 2005 70
    3.1.1.2. Nhiệm vụ kinh doanh năm 2005 70
    3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động TTQT tại SGD I - NHCT VN trong thời gian tới 71
    3.2. Giải pháp hoàn mở rộng hoạt động TTQT tại SGD I- NHCT VN 73
    3.2.1. Tăng cường hoạt động Marketing 74
    3.2.2. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá dịch vụ TTQT 76
    3.2.3. Nâng cao năng lực, trình độ cán bộ TTQT 77
    3.2.4. Hoàn thiện và đổi mới công nghệ ngân hàng phục vụ công tác TTQT 78
    3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và tăng cường nguồn ngoại tệ phục vụ TTQT 79
    3.2.6. Phát triển hệ thống các ngân hàng đại lý 80
    3.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động TTQT 80
    3.2.8. Thực hiện tốt dịch vụ tư vấn cho khách hàng 81
    3.3. Kiến nghị 81
    3.3.1. Với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan 81
    3.3.1.1. Tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho hoạt động thanh toán quốc tế 81
    3.3.1.2. Hoàn thiện và bổ sung các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế 82
    3.3.1.3. Hoàn thiện chính sách thương mại 82
    3.3.1.4. Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trong việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối 83
    3.3.1.5. Mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại 83
    3.3.2. Với Ngân hàng Nhà nước 83
    3.3.2.1. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 83
    3.3.2.2. Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thị trường 84
    Kết luận 85
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...