Tiểu Luận &quot Bẫy Mậu Dịch Tự Do và Bẫy Thu Nhập Trung Bình Đối Với Việt Nam Hiện Nay

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Việt Nam đã và đang trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế. Quá trình toàn cầu hóa đã mở ra cho nước ta và các nước phát triển, đang phát triển những cơ hội thúc đẩy kinh tế và tăng trưởng xã hội Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay trong công cuộc tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường quốc tế. Việc nhìn nhận được những nguy cơ, thuận lợi, khó khăn, sẽ giúp cho chúng ta rút ra những bài học bổ ích và tìm được lời giải đúng nhất trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên nhóm em đã chọn đề tài tiểu luận bẫy mậu dịch tự do” và “bẫy thu nhập trung bình” đối với Việt Nam hiện nay. Bài viết của nhóm sẽ đề cập đến nguy cơ, thách thức và những khó khăn trong nền kinh tế Việt Nam khi đối diện với hai cái bẫy trên, bên cạnh đó nhóm cũng sẽ nêu lên nhưng cơ hội của Việt Nam trước mậu dịch tự do và thu nhập trung bình. Bài tiểu luận của nhóm đã có sự tham khảo từ nhiều nguồn thông tin. Tuy nhiên vì hạn chế về thời gian và không gian nghiên cứu nên đề tài không thể tránh khỏi những sai sót, mong nhận được sự đóng góp của thầy.
    Nội dung:



    Thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.
    Nền kinh tế thế giới và toàn cầu hóa kinh tế đã và đang trải qua một thách thức nghiêm trọng là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng đã làm bộc lộ những rủi ro khó lường trong sự phát triển thiếu bền vững của nền kinh tế toàn cầu và của các nền kinh tế quốc gia, từ những nền kinh tế phát triển nhất, nơi các công ty bất chấp rủi ro chạy theo lợi nhuận tối đa, cho đến những nền kinh tế đang phát triển lệ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Cuộc khủng hoảng một lần nữa đặt ra yêu cầu đối với vấn đề hội nhập bền vững và phối hợp hiệu quả giữa các quốc gia để đối phó với những thách thức kinh tế toàn cầu cầu khi các giải pháp ở tầm quốc gia đã trở nên lỗi thời còn các giải pháp ở quy mô toàn cầu đang tỏ ra mới chỉ là sơ khai.
    Việt Nam đã bỏ mất nhiều cơ hội do môi trường pháp lý chậm cải thiện, kéo dài chính sách đối xử phân biệt với nước ngoài và chính sách công nghiệp không rõ ràng, thay đổi thường xuyên. Chưa kể, chúng ta còn phải đối mặt với những nguy cơ khi lệ thuộc quá nhiều vào một nền kinh tế.
    Trình độ phát triển kinh tế còn chênh lệch khá nhiều so với các nước . Hệ thống pháp luật còn nhiều thiếu sót chưa đồng bộ, và có nhiều điểm không phù hợp với thông lệ quốc tế. Trình độ quản lí còn yếu kém, kinh nghiệm làm ăn theo cơ chế thị trường không cao, cùng với trình độ công nghệ còn lạc hậu, trình độ chuyên môn của người làm còn chưa cao.
    Do môi trường pháp lý chậm cải thiện, kéo dài chính sách đối xử phân biệt với nước ngoài và chính sách công nghiệp không rõ ràng, thay đổi thường xuyên. Dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp đã đổ sang các tỉnh ven biển Trung Quốc, sau đó kéo theo hàng chục vạn doanh nghiệp nhỏ và vừa đến đầu tư hình thành những cụm công nghiệp lớn ở vùng này.



    Việt Nam trước bẫy mậu dịch tự do:
    Năng lực công nghiệp hạn chế khiến Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn về cái gọi là “bẫy mậu dịch tự do
     

    Các file đính kèm: