Tài liệu Quốc văn giáo khoa thư

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ



    Vài lời thưa trước

    “Quốc văn giáo khoa thư cùng cuốn Luân lý giáo khoa thư hai cuốn sách xuất bản từ những năm 30 - 40, là
    một trong những cuốn sách giáo khoa tiếng Việt được dạy song hành ở các trường tiểu học Việt Nam trong
    suốt những thập niên thuộc nửa đầu thế kỷ XX. Qua đó cho thấy sự coi trọng vấn đề luân lý, đạo đức con
    người của người xưa, nó không chỉ là một môn học thông thường mà là một nội dung lớn xuyên suốt quá
    trình phát triển trí óc và tâm hồn trẻ thơ. Nay cuốn sách được tái bản lại, tuy một số nội dung không còn
    phù hợp hoàn toàn với quan điểm giáo dục hiện nay song xét về mặt ý nghĩa và giá trị giáo dục thì vẫn còn,
    xin trân trọng giới thiệu tới các bậc phụ huynh, quý thầy cô cùng các em học sinh các cấp tìm đọc và tham
    khảo”.

    Trên đây là “Lời giới thiệu ngắn” cuốn Quốc văn giáo khoa thư (QVGKT) Nhà xuất bản Trẻ, in tháng
    03/2007, đăng trên website nhà xuất bản này.

    Trước đó, ngày 01/12/2005, trong bài Tinh thần Quốc văn giáo khoa thư đăng trên website Khoa học &
    Đời sống, tác giả Nguyễn Quý Định cũng đã đánh giá rất cao cuốn QVGKT. Ông cho rằng “Những công
    trình biên soạn hiên tại, chưa có bộ sách giáo dục nào sánh kịp” và ông “ước mong sao những nhà giáo
    dục, mô phạm của Việt Nam đương đại nên trích những bài hay của QVGKT vào những bài tập đọc cho
    cấp tiểu học hiện nay”.

    Mới đây, trên tạp chí Kiến thức ngày nay (số 655, ngày 20/10/2008), trong bài Đọc “Tình Nghĩa Giáo
    Khoa Thư” nghĩ về quyển sách dạy văn cách nay hơn nữa thế kỷ, tác giả Thái Lý cũng cho rằng cuốn Quốc
    văn giáo khoa thư có giá trị giáo dục tốt hơn các sách giáo khoa môn Văn cấp I hiện nay và tác giả cũng
    cho rằng nên tuyển chọn những bài có giá trị trong đó làm bài đọc thêm trong sách giáo khoa môn Văn cấp
    I:

    “Sau một thời gian dài ồn ã bàn luận về sách giáo khoa, cách dạy và cách học môn văn trong nhà trường
    phổ thông, nội dung sách giáo khoa môn văn nhìn chung đã có những tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, sách giáo
    khoa môn văn cấp I vẫn còn kém xa quyển sách dạy văn cách nay hơn nửa thế kỷ: Quốc văn giáo khoa thư
    (Việt Nam Tiểu học Tùng thư xuất bản, Nhà xuất bản Trẻ tái bản năm 1995).

    ( ) Trong tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau, nhà văn Sơn Nam kể chuyện anh phái viên nhà báo Chim
    Trời và anh Tư Có ở cái xứ Cà Bây Ngọp khỉ ho cò gáy trong rừng U Minh tranh nhau đọc nguyên văn
    những bài học trong Quốc văn giáo khoa thư đã hằn sâu trong ký ức.

    Anh Tư Có đã có câu nhận xét “xanh rờn” khi nói về việc bền chí học hành trong sách: Văn chương nghe
    như đàn Nam Xuân: Nước mềm, đá rắn, thế mà nước chảy mãi đá cũng phải mòn. Sợi dây nhỏ, cây gỗ lớn,
    vậy mà dây cưa
    [*] mãi cũng đứt. Con kiến nhỏ, cái tổ to, thế mà kiến tha lâu cũng đầy tổ. Người ta cũng

    vậy

    Dù có những khiếm khuyết nhất định (được soạn thảo vào thời Pháp thuộc), Quốc văn giáo khoa thư vẫn
    xứng đáng là vốn quý trong kho tàng văn chương và sách giáo khoa của Việt Nam. Nên chăng tuyển chọn
    những bài có giá trị, có ý nghĩa giáo dục nhân cách trong Quốc văn giáo khoa thư đưa vào những bài đọc
    thêm của môn Văn cấp I, các em học sinh cấp I ngày nay hẳn sẽ thích thú được thấy sách giáo khoa dạy
    ông bà ngày xưa làm người người ra sao.”

    Tôi mua được cuốn QVGKT của Nhà xuất bản Thanh Niên (in năm 2000) từ ngày 11/06/2008 và đã trích
    đăng bài Một ông quan thanh liêm (ngày 01/09/2008) và Một người thợ đá có lương tâm (ngày 17/10/2008)
    trên topic “Mỗi ngày một câu chuyện”. Bạn tducchau có lần gợi ý tôi nên mở topic về QVGKT, bạn ấy sẽ
    phụ giúp, nhưng tôi nghĩ rằng chỉ thỉnh thoảng trích một bài trong tác phẩm đó và “ký gởi” trong “Mỗi
    ngày một câu chuyện” là được rồi. Sau khi đọc bài viết của Thái Lý, tôi nghiệm ra rằng lời đề nghị của bạn
    tducchau có phần xác đáng, nên tôi mở topic này. Tôi tự lượng sức mình không đủ khả năng gõ hết cuốn
    QVGKT nên, trước tiên, tôi xin được đăng bài Tựa cuốn này của Nhà xuất bản Thanh niên; đăng lại bài
    Một ông quan thanh liêm; bài Một người thợ đá có lương tâm . Tôi sẽ đăng thêm các bài: bài Tôi đi học là
    bài học đầu tiên; bài Con cò mà đi ăn đêm mà theo Nguyễn Quý Định, trong bài đã dẫn, cho rằng “các
    soạn giả còn dấu những tâm tư thầm kín chống ngoại xâm, thực dân” qua bài ca dao đó; bài Ta không nên
    ngã lòng được anh Tư Có trong Tình nghĩa giáo khoa thư mượn ý nói về việc bền chí học hành; bài Cái
    lưỡi được trích đăng bên cạnh bài của Thái Lý trên tạp chí Kiến thức ngày nay; và một số bài khác nữa.

    Rất mong được các bạn chọn đăng thêm. Các bạn có thể trích từ bất kỳ bản QVGKT nào cũng được, kể cả
    việc chép lại các bài đã được trích đăng rải rác trên các trang mạng khác. Xin chân thành cảm ơn trước.


    Goldfish


    --------------

    [*] Trong bản eb k Hương rừng Cà Mau do bạn Trantrakhuc cũng ghi là “cưa”, nhưng trong Quốc văn

    giáo khoa thư, Nxb Thanh Niên, 2000, in là “cứa”.



    TỰA


    Trong những thập niên đầu thế kỷ 20, bộ sách Quốc văn giáo khoa thư được Nha học chính Đông Pháp cho
    giảng dạy ở các trường tiểu học – tức cấp I ngày nay – trên toàn cõi Việt Nam.

    Tác giả bộ sách là các ông: Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận, những người
    có kiến thức thuộc hàng uyên bác ở vào thời ấy.

    Có thể nhận định chung rằng những bài trong bộ sách này là nhằm góp phần bồi dưỡng cái vốn kiến thức
    cơ bản, thuộc loại đầu đời, để cho các em nên người. Cụ thể, ở trong gia đình là đứa con có hiếu với ông bà,
    cha mẹ, thuận thảo với anh chị em, ở nơi trường học là người học trò nghiêm túc, chăm ngoan, biết kính
    yêu thầy, biết giúp đỡ bạn, ngoài xã hội là một công dân giàu lòng tự trọng, luôn giữ phẩm hạnh của mình,
    biết tự hào về cội nguồn dân tộc, biết trân trọng vẻ đẹp quê hương, thương yêu đồng bào, đồng loại như yêu
    bản thân mình. Cùng với trách nhiệm bảo vệ môi trường xã hội, là sự giữ gìn đạo lý, thượng tôn pháp luật,
    bộ sách còn khuyên các em bảo vệ mội trường thiên nhiên, chống lại việc phá tổ chim đến tệ xử ác đối với
    loài vật.

    Không chỉ kể truyện ngày nay, sách còn nhắc chuyện ngày xưa, không chỉ lấy những tấm gương từ trong
    lịch sử dân tộc, sách còn rút những bài học từ trong lịch sử nước ngoài, không chỉ kể chuyện con người,
    sách còn mượn truyện loài vật, nói chung sách đã dẫn dắt các em vào các vấn đề bao quát từ đạo làm con,
    làm dân đến những vấn đề nhỏ bé, từ cách ăn mặc, viết thư, đến môn vệ sinh thường thức hàng ngày. Bằng
    lối hành văn giản dị, gãy gọn, hài hoà được lý và tình, sách nêu lên cả mặt phải cũng như mặc trái của
    nhiều sự việc, vận dụng được nhiều kiến thức cả trong truyền thống cũng như hiện đại, kết hợp được nhiều
    giá trị đạo lý đông phương cùng với tây phương.

    Qua nhiều năm tháng, bao nhiêu thế hệ đã kế tiếp nhau trên ghế nhà trường cảm thụ chung cái vốn liếng
    tinh thần như thế, và nội dung sách đã thành sợi dây nghĩa tình thắm thiết nối liền họ với nhau, như một gia
    đình văn hoá đậm đà màu giáo-khoa-thư.

    Hẳn nhiên, qua nhiều biến chuyển của thời gian và những biến đổi lớn trên đất nước, lời văn của sách và
    nhiều kiến thức chứa đựng đã bị thực tế vượt qua, nhưng về cốt lõi, giá trị của sách vẫn đáng trân trọng, xét
    trên nhiều mặt. Bởi các tiêu chuẩn đạo đức mà sách truyền dạy cho các con em, ở trong gia đình, nơi chốn
    học đường và trên bình diện xã hội, đều còn giữ được giá trị truyền thống, giá trị nhân văn cần thiết cho sự
    vươn lên của mọi con người. Ngoại trừ một số bài mang rõ ý hướng chính trị của thời thuộc Pháp – điều mà
    ở vào thời đó sách phải chấp nhận cho thế tồn tại công khai – đã được loại bỏ, chúng tôi có in lại đúng
    nguyên tác từ các bản in thời trước cùng phần minh hoạ vốn được khắc gỗ ngày nào, kèm theo những dòng
    giải thích, bình luận ngắn gọn phù hợp quan điểm của ngày nay, để chuyến trở về nguồn này có giá trị kế
    thừa cần thiết
    [*].



    Nhà xuất bản Thanh Niên


    ---------------------

    [*] Do không có điều kiện nên tôi không thể cho đăng lại các ảnh minh hoạ. Tôi cũng tạm lược bỏ phần

    “kèm theo” của Nhà xuất bản Thanh Niên. Mong các bạn thông cảm. [Goldfish]
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên
    MỘT ÔNG QUAN THANH LIÊM

    Ông Trịnh Đàm Toàn làm quan đời xưa, có tiếng là người nhân từ trung hậu, chỉ siêng việc nước giúp dân
    yên, hết lòng bênh vực những kẻ hèn yếu. Thường ai cho gì ông cũng không lấy. Một ngày kia, có người
    đem lễ một bao trà, ông không muốn nhận, người kia cứ nói mãi, ông nể lòng, bảo cất đi. Đến khi xem ra
    thì thấy trong bao toàn những đồ vàng cả. Ông không nói gì, lại đậy nắp lại, rồi cho gọi người ấy đến mà
    bảo rằng: “Vừa rồi ta tưởng hết trà uống, mà nhà ngươi lại có lòng tốt đem cho, thì ta lấy. Nhưng bây giờ
    xem ra thì trong nhà hãy còn đủ uống”. Nói xong đưa bao trà trả lại. Nói rồi ông cũng không tỏ cho ai biết
    là người ấy người ấy đến cầu cạnh mình. Ấy, không những ông là một người làm quan thanh liêm mà lại có
    tính hồn hậu, không hay đem chuyện bí mật của người ta mà thổ lộ ra ngoài.

    Giải nghĩa: Thanh liêm: trong sạch, nghiêm chỉnh. Nhân từ: thương người. Trung hậu: ăn ở có đạo lý, có
    tình nghĩa. Cầu cạnh: tìm cách để xin một ân huệ nào đó. Hồn hậu: hiền lành, tốt bụng. Bí mật: kín đáo.
    Thổ lộ: bày tỏ ra ngoài.



    CHUYỆN MỘT NGƯỜI THỢ ĐÁ CÓ LƯƠNG TÂM

    Người ta ở đời phải ăn ở có trung hậu thành thực, dẫu được giàu sang mà làm điều trái đạo, thì thế nào (1)
    cũng không làm, mà làm điều ngay lành, thì dẫu có cực khổ, cũng cố (2) làm cho được.

    Xem (3) như đời xưa, người Sái Kinh là một đứa gian nịnh có quyền thế, thấy bọn Tư Mã Quang là trung
    thần, không chịu vào đảng với mình, bèn đem lòng ghen ghét, sai thợ khắc tên những ông ấy vào bia đá,
    bày ở các phủ huyện để làm cho xấu xa.

    Lúc ấy có một người thợ đá tên An Dân, không chịu khắc, nói rằng: “Chúng tôi ngu dốt, không hiểu ý làm
    sao, nhưng cứ như bọn ông Tư Mã Quang thì ai cũng khen là chính trực, mà sao lại bảo là gian tà, tôi
    không nỡ khắc”. Quan phủ giận, toan bắt tội. An Dân khóc mà nói rằng: “Bắt làm thì tôi xin làm, nhưng xin
    tha cho, đừng bắt khắc tên người thợ đá ở dưới bia”. Quan phủ nghe câu ấy, cũng thẹn mặt với người thợ đá.

    Giải nghĩa: Trung hậu: ngay thẳng, hiền lành, trước sau như một. Trái đạo: ngược với đạo lý, lẽ phải.
    Quyền thế: quyền hành và thế lực, chỉ những kẻ có chức vị lớn. Trung thần: Kẻ bề tôi hết lòng phục vụ nhà
    vua. Bọn: ở đây có nghĩa là những người cùng chung một tình cảm, một lý tưởng, khác với tiếng bọn ngày
    nay mang ý nghĩa coi rẻ, để chỉ sự tập hợp của những người nhân cách không ra gì. Chính trực: đường
    hoàng, ngay thẳng. Gian tà: làm điều gian dối, tàn ác. Thẹn mặt: mắc cỡ, xấu hổ.

    ---------------
    (1) làm sao
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...