Luận Văn Quốc tịch và những chế định về quốc tịch

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quốc tịch và những chế định về quốc tịch

    LỜI NÓI ĐẦU 1


    Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VÈ QUỐC TỊCH .4


    1.1. Khái quát chung về quốc tịch và luật quốc tịch .4


    1.1.1. Khái niệm về quốc tịch .4


    1.1.2. Khái niệm về luật quốc tịch 5


    1.2. Vai trò và ý nghĩa của quốc tịch 6


    1.2.1. Vai trò của quốc tịch .6


    1.2.2. Ý nghĩa của quốc tịch .7


    1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của quốc tịch 8


    1.3.1. Quốc tịch trong thời kì chiếm hữu nô lệ 8


    1.3.2. Quốc tịch trong thời kì phong kiến 8


    1.3.3. Quốc tịch trong thời kì tư bản chủ nghĩa .8


    1.3.4. Quốc tịch trong thời kì xã hội chủ nghĩa .9


    1.4. Lịch sử hình thành quốc tịch ở Việt Nam .9


    1.4.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975 .9


    1.4.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay .12


    Chương 2: CÁC CHẾ ĐỊNH TRONG LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM .20


    2.1. Xác lập quốc tịch 20


    2.1.1. Xác lập quốc tịch do sinh ra 21


    2.1.1.1. Xác lập quốc tịch do sinh ra theo nguyên tắc huyết thống 21


    2.1.1.2. Xác lập quốc tịch do sinh ra theo nguyên tắc nơi sinh 23


    2.1.2. Xác lập quốc tịch theo sự gia nhập 25


    2.1.2.1. Trình tự, thủ tục xin nhập quốc tịch .29


    2.1.3. Xác lập quốc tịch do được trở lại quốc tịch .31


    2.1.3.1. Trình tự, thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam 33


    2.1.4. Xác lập quốc tịch theo sự lựa chọn 36


    2.1.5. Xác lập quốc tịch theo điều ước quốc tế 37


    2.2. Mất quốc tịch .37


    2.2.1. Mất quốc tịch do được thôi quốc tịch 37


    2.2.1.1. Trình tự, thủ tục xin thôi quốc tịch .38


    2.2.2. Mất quốc tịch do bị tước quốc tịch 41


    2.2.3. Mất quốc tịch do điều ước quốc tế 42


    2.2.4. Mất quốc tịch do đương nhiên mất quốc tịch 43


    Chương 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN 45

    3.1. Thực trạng áp dụng luật quốc tịch Việt Nam .45


    3.1.1. Quốc tịch của trẻ em .45


    3.1.2. Vấn đề quốc tịch của con chưa thành niên 46


    3.1.3. Vấn đề xin nhập quốc tịch Việt Nam 47


    3.1.4. Vấn đề quốc tịch của người Việt Nam định cư ở nước ngoài 48


    3.1.5. Vấn đề hai hay nhiều quốc tịch .50


    3.1.6. Vấn đề không quốc tịch 52


    3.2. HưỚng hoàn thiện 55


    3.2.1. Quốc tịch của trẻ em .55


    3.2.2. Vấn đề quốc tịch của con chưa thành niên 56


    3.2.3. Vấn đề xin nhập quốc tịch Việt Nam 56


    3.2.4. Vấn đề quốc tịch của người Việt Nam định cư ở nước ngoài 57


    3.2.5. Vấn đề hai hay nhiều quốc tịch .58


    3.2.6. Vấn đề không quốc tịch 59


    KẾT LUẬN .60

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Quốc tịch là mối quan hệ chính trị - pháp lý gắn kết một cá nhân với một nhà nước có chủ quyền. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên để xác định một cá nhân là công dân của một quốc gia nào đó, cũng là cơ sở làm phát sinh quyền và nghĩa vụ qua lại giữa nhà nước và công dân. Xét về phương diện quốc gia, quốc tịch gắn liền với cá nhân mỗi người từ khi sinh ra đến khi chết đi, là “tiền đề” để họ hưởng các quyền công dân và làm các nghĩa vụ công dân trong quan hệ với nhà nước mà mình mang quốc tịch. Đồng thời việc xác định quốc tịch của công dân nhằm bảo hộ quyền và lợi ích của họ cũng có ý nghĩa như vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia.


    về phương diện quốc tế, quốc tịch là dấu hiệu để phân biệt công dân của nước này với công dân của nước khác, là một trong những yếu tố để phân định rõ địa vị pháp lý của mỗi cá nhân tồn tại trên cùng một lãnh thổ, một người có quốc tịch của nước sở tại sẽ khác về quyền và nghĩa vụ so với người có quốc tịch nước ngoài hay người không quốc tịch đang cư trú trên đất nước đó. Tuy mỗi quốc gia có một chế định pháp lý khác nhau về quốc tịch do vậy luật quốc tịch của mỗi nước cũng không giống nhau, quy định cụ thể các vấn đề nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch của mỗi công dân phải phù họp với đặc thù của nước đó, sự bình đẳng của các cá nhân với nhau trong mọi lĩnh vực đời sống đảm bảo thực hiện nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật phù hợp với luật quốc tế.


    Việc xác định quốc tịch của một cá nhân là vấn đề vô cùng quan trọng và từ đó cá nhân mới được hưởng những quyền và lợi ích mà nhả nước dành cho công dân của mình. Vì vậy việc quy định về quốc tịch là tiền đề và là cơ sở đầu tiên để hoàn thiện hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng, thông qua đó mối quan hệ giữa nhả nước và công dân được gắn kết mật thiết trên cơ sở quyền và nghĩa vụ của nhau. Vì lý do này người viết giới thiệu tới người đọc đề tài “ Quốc tịch và những chế định về quốc tịch” nhằm tìm hiểu một phần về quy định quốc tịch ở Việt Nam.


    2. Phạm vỉ nghiên cứu


    Trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, quốc tịch là một chế định pháp lý bao gồm các quy định điều chỉnh hình thức và nội dung mối quan hệ pháp luật được thiết lập giữa cá nhân với nhà nước, trên cơ sở đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ qua lại giữa nhà nước với công dân. Việc một cá nhân mang quốc tịch của một nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ đối với bản thân cá nhân đó mà còn đối với cả nhà nước mà cá nhân đó mang quốc tịch.


    Vì vậy quốc tịch là căn cứ duy nhất xác định công dân của một Nhà nước là “sự quy thuộc của một người vào một quốc gia nào đó” nó là tiền đề đầu tiên để xác lập các quyền và nghĩa vụ của công dân với nhà nước là cơ sở để tạo sự bình đẳng cho mổi công dân. Vì vậy trong đề tài này thì tác giả xoay quanh các khía cạnh pháp lý của quốc tịch như: Khái quát chung về quốc tịch, những quy định về căn cứ xác lập, thay đổi và chấm dứt quốc tịch đối với một cá nhân. Đồng thời tác giả sẽ trình bày về tình hình thực tiễn khi áp dụng luật quốc tịch, những khó khăn, những vướng mắc thường gặp trên thực tiễn từ đó có đề xuất một số giải pháp hoàn thiện nhằm góp một phàn nhỏ vào sự hoàn thiện của luật quốc tịch hiện hành.


    3.Mục đích nghiên cứu


    Ngày nay với sự phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực của thế giới trong đó có pháp luật, cũng với sự phát triển của pháp luật thế giới pháp luật Việt Nam cũng đang từng bước hoàn thiện hơn về mọi mặt trong đó có luật quốc tịch nó đã tạo ra nhiều thuận lợi cho công dân và nhà nước trong việc quản lý, xác lập quyền và nghĩa vụ của cả hai chủ thể này. Tuy nhiên ngoài những ưu điểm mà luật quốc tịch đem lại thì bên cạnh đó vẫn còn tồn tại khá nhiều những hạn chế vì như mọi ngành luật khác bất cứ ngành luật nào cũng không thể toàn mĩ vì luật không thể dự trù trước được tất cả, trong khi đó xã hội thì phát triển không ngừng theo xu hướng chung của toàn càu luật thì không mặc nhiên tự mình phát triển theo nhu cầu của xã hội được mà cần được chủ thể làm luật tác động lên cho phù hợp theo xu hướng phát triển của xã hội.


    Vì vậy nó gây không ích khó khăn trong việc quản lý và thực thi pháp luật cho cả công dân và nhà nước, do đó mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm hiểu tổng quát chung về luật quốc tịch Việt Nam và các vấn đề liên quan khi áp dụng trên thực tiễn từ đó giúp bản thân và người đọc một phần nào có cái nhìn tổng quan về luật quốc tịch Việt Nam những gì đã làm được và những cái còn tồn tại không phù hợp với thực tiễn cần xem xét cũng như có những đề xuất, một số giải pháp tháo gỡ những khó khăn khi áp dụng trên thực tế thường gặp phải.


    4.Phương pháp nghiên cứu


    Quốc tịch là đề tài vừa mang tính xã hội, vừa mang tính pháp lý nên tác giả tiếp cận đề tài này sử dụng một số phương pháp thể hiện tính xã hội như: phương pháp tư duy, phương pháp thống kê, phương pháp logic. Ngoài ra đề tài cũng nghiên cứu các vấn đề thuộc khía cạnh pháp lý nên sử dụng thêm các phương pháp khác như: phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh . nhằm làm rõ nội dung của đề tài một cách tốt hơn và tạo cho đề tài có sự logic gắn kết về nội dung nhằm tạo cho người đọc có thể tiếp cận tốt nhất.


    5. Bố cục của đề tài


    Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thì đề tài được tác giả chia làm 3 chương:


    Chương I: Khái quát chung về quốc tịch


    Ở chương nay tác giả chủ yếu nêu một cách khái quát chung về quốc tịch, sự hình thành và phát triển của quốc tịch nói chung và của luật quốc tịch nói riêng.


    Chương II: Các chế định trong luật quốc tịch Việt Nam

    Trong chương nay tác giả đi sâu vào phân tích nội dung của luật quốc tịch, chủ yếu xoay quanh các vấn đề về: căn cứ xác lập quốc tịch, các trường hợp không còn quốc tịch.


    Chương III: Thực trạng áp dụng luật quốc tịch Việt Nam và hướng hoàn thiện


    Trong chương cuối này chủ yếu tác giả nêu ra một số thực trạng, khó khăn khi áp dụng luật quốc tịch vào thực tế và từ đó đề ra một số giải pháp hoàn thiện phần nào nhưng khó khăn thường gặp trong thực tiễn.


    Trong quá tình tìm hiểu đề tài tác giả sẽ không tránh khỏi những thiếu sót tác giả mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp, phê bình của các thầy cô và bạn đọc để bài viết của tác giả được hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

    • 58-.pdf
      Kích thước:
      23.5 MB
      Xem:
      0
Đang tải...