Tài liệu Quốc phòng của người việt

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    QUỐC PHÒNG CỦA NGƯỜI VIỆT



    Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để cho ai lấy mất một phân núi, một tấc sông của đất nước.
    Lê Thánh Tôn
    Bởi những điều kiện đặc thù của địa lý, của lịch sử, trọng tâm chính trị Việt là vấn đề quốc phòng, cho nên văn minh cổ đại của Việt tộc mới là văn minh trống đồng.

    Trống đồng là dấu hiệu của sự kêu gọi nhân dân, điều động ba quân thúc quân thu quân, trống cầm canh, trống ngũ liên nhằm đưa sinh hoạt đoàn thể khuôn theo nhịp trống. Tiếng trống đồng vang lên như tiếng sấm rền rĩ rung chuyển trời đất.

    Giáo sư Nguyễn Đăng Thục viết ngụ ý triết học của trống đồng rằng:

    “Vì trống đồng dùng làm trống trận, cụ thể hóa cái ý thức vật tổ thần bí tức là ý thức đoàn thể dân tộc cho nên tiếng trống đồng càng có hiệu lực, uy linh đại diện cho tiếng nói của đoàn thể mà sớm được thần hóa, phụng thờ như một vị thần linh, như là ý chí tối cao toàn năng của quốc gia vậy. Nhân dân đã dựng đền thờ hằng năm hương khói cúng tế. Đến khi dân tộc đã quật cường bằng xương máu của biết bao anh hùng liệt nữ thì ý thức tập thể quốc gia càng trở nên uy linh để bảo vệ đất nước, nhà vua với quần thần lãnh đạo quốc gia càng phải đồng tâm nhất trí, cho nên thần Đồng Cổ tức thần Trống đồng đã được gọi lên làm chứng cho lời thề trung thành với tổ quốc của quần thần một triều đại, vì thần Trống đồng cũng như thần Sấm Sét biểu thị ý chí toàn dân có uy lực chu diệt kẻ phản quốc, phản dân tộc. Vì thế mà nhân dân đã chọn ngày 4 tháng 4 hàng năm để cho quần thần uống máu ăn thề, vì thần Trống đồng đã đồng nhất hoàn toàn với thần Sấm hằng năm chỉ bắt đầu lên tiếng vào giao tiết cuối Xuân sang Hạ báo hiệu nhân dân nông nghiệp có nước để cày cấy”.

    Quốc phòng đối với người Việt đã thành ra một tôn giáo. Tất cả những vị anh hùng cứu nước diệt giặc bất kể thuộc đẳng cấp nào, vua, quan hay dân giả đều được lập miếu, lập đền thờ cúng. Thờ cúng anh hùng (Culte des héros) mà Thomas Carlyle mãi đến 1922 mới đưa ra và được thế giới nồng nhiệt tán thưởng thì người Việt đã thực hành từ lúc mới bắt đầu lập quốc. Không phải chỉ lúc sống đánh nhau với giặc, ngay cả lúc ở ngôi vị thần thánh rồi vẫn còn tiếp tục nhiệm vụ quốc phòng.

    Sách “Lĩnh Nam Chích Quái” kể:

    Khi nước Nam nội thuộc nhà Đường, Cao Biền sang làm Đô Hộ, muốn trấn yểm các nơi linh tích, bắt đứa con gái 17, 18 tuổi chưa chồng cho ăn đồ hoa quả, mặc áo quần tề chỉnh, sang trọng đặt ngồi lên ngai rồi rình khi cất nhắc chân tay, thốt nhiên chém đi. Thường hay dùng thuật ấy để trấn áp bách thần. Khi Biền dùng mẹo ấy để trấn áp thần núi Tản thì thần cưỡi ngựa trắng đứng trên đám mây mà đi.

    Cao Biền than rằng: “Linh khí nước Nam còn thịnh vượng lắm, không tài nào mà trừ được”.

    Thời vua Ý Tôn nhà Đường, Cao Biền được làm Tiết Đô Sứ bên nước Nam tự xưng là Cao Vương. Cao Biền thông hiểu thiên văn địa lý, cho xây một thành mới đặt tên là Đại La Thành. Mé bắc thành ấy có con sông tự sông Lư, chảy vào phía tây bắc rồi xuống phía nam, vòng quanh La thành rồi lại đổ vào Sông Cái. Mỗi năm đến tháng 6 mùa mưa nước sông tràn lên mông mênh. Có lần Cao Biền ngồi thuyền chơi trong sông bỗng thấy một cụ già đầu bạc phơ phơ, râu mày trắng xóa, hình dung kỳ dị đang bơi tắm trên sông cười nói vui vẻ. Biền lấy làm lạ, hỏi tên họ thì nói là họ Tô tên Lịch, hỏi chỗ ở thì nói ở trong sông. Nói đoạn vỗ tay cười ầm lên rồi tự nhiên trời đất tối sầm, ông cụ ấy biến mất. Cao Biền biết là thần,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...