Tiểu Luận Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I, Đặt Vấn Đề
    Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, bộ máy Nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, không phân chia quyền lực như của Nhà nước tư bản, tất cả quyền lực Nhà nước không thuộc về bầu cử một tầng lớp nào, mà thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực trước hết bằng người đại diện do nhân dân trực tiếp bầu ra. Đó là Quốc hội, một hình thức cơ bản thực hiện quyền lực thuộc về nhân dân.
    Nhìn lại lịch sử xuất hiện và phát triển của bộ máy nhà nước ta từ Cách mạng Tháng Tám đến nay, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, ngay từ đầu Hồ Chủ tịch rất quan tâm đến bầu cử để thành lập ra cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân.
    Chỉ mấy ngày sau khi nước nhà tuyên bố độc lập, ngày 8/9/1945, Chính phủ lâm thời đã ra sắc lệnh triệu tập Quốc dân đại hội để làm nhiệm vụ lập hiến. Quốc hội của nước ta được ra đời từ cuộc Tổng tuyển cử lịch sử ngày 6/1/1946. Theo lời văn của Hiến pháp năm 1946, Quốc hội – cơ quan đại diện do nhân dân trực tiếp bầu ra được gọi là Nghị viện, có nhiệm kỳ là 3 năm.
    Trải qua các kỳ họp, các lần sửa đổi và thay đổi Hiến pháp, các giai đoạn lịch sử, Quốc hội nước ta dần dần phát triển và đi lên theo thời đại.
    “Vị trí pháp lý” là một thuật ngữ chuyên ngành của khoa học pháp lý có nguồn gốc latinh “Status” dùng để khái quát hoá vị trí và mô hình của một cơ quan Nhà nước thông qua các quy định pháp luật. Và vị trí pháp lý của Quốc hội là sự khái quát hoá vị trí và mô hình của Quốc hội trong hệ thống các cơ quan Nhà nước ta thông qua các quy đinh của pháp luật. Hay nói một cách khác, thông qua các quy định của pháp luật, chúng ta xác định được vị trí của Quốc hội đứng ở chỗ nào và hình dáng ra sao trong hệ thống các cơ quan Nhà nước.
    Vậy ta cần trả lời cho câu hỏi “Vị trí pháp lý do những yếu tố nào tạo nên?”. Nói chung, vị trí pháp lý của Quốc hội trước hết phải được khắc hoạ từ những quy định của Hiến pháp, văn bản pháp lý có hiệu lực tối cao của Nhà nước, sau đó là các văn bản pháp luật khác, ví dụ như Luật tổ chức và hoạt động của Quốc hội, các nội quy, quy chế của đại biểu Quốc hội. Các văn bản này ít nhiều đều góp phần khắc hoạ vị trí, mô hình của Quốc hội.
    Qua 4 bản Hiến pháp của nhà nước ta, vị trí pháp lý của Quốc hội hầu như không có gì thay đổi. Từ bản Hiến pháp này đến bản Hiến pháp khác, vị trí pháp lý của Quốc hội càng được hoàn thiện hơn và chuẩn xác hơn. Điều đó thể hiện rõ quan điểm, tư tưởng của Đảng và Nhà nước trong việc ngày càng phải nâng cao hơn nữa vị trí, vai trò của Quốc hội trong hệ thống các cơ quan Nhà nước. Quốc hội là một trong những hình thức quan trọng nhất thể hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
    Vị trí pháp lý của Quốc hội nước ta được quy định ở điều 83, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ta hãy phân tích điều này để làm rõ tại sao Quốc hội lại là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...