Sách Quo Vadis (Đi đâu) – H. Sienkievich

Thảo luận trong 'Sách Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tác phẩm nổi tiếng Quo vadis được viết trong thời kỳ sung sức nhất của H.Sienkievich. Ý đồ sáng tác xuất hiện vào mùa xuân năm 1893, khi nhà văn tới thăm Roma lần thứ hai. Như nhà văn đã viết trong bức thư gửi nhà khảo cổ học kiêm nhà phê bình học người Pháp Boyer D”Agen vào năm 1912: “Ý định sáng tác Quo vadis nảy sinh trong tôi khi tôi đọc các tập Niên ký của Taxits, một trong những nhà văn tôi yêu thích nhất và trong chuyến lưu trú dài ngày tại Roma. Họa sĩ nổi tiếng Siemiradzki đang sống tại Roma hồi ấy là người hướng dẫn tôi đi thăm quan cái thành đô vĩnh hằng này, và ở một trong những cuộc dạo chơi như thế, anh ấy đã chỉ cho tôi ngôi nhà thờ nhỏ mang tên “Quo vadis”. Chính lúc ấy, tôi đã nảy sinh ra ý định viết một tiểu thuyết về thời kỳ lịch sử đó. Trong suốt hai năm 1893 – 1894, tác giả đã tiến hành những công cuộc chuẩn bị khảo cứu rất công phu để xây dựng nền móng cho tác phẩm, đồng thời đã vài lần thử nghiệm chủ đề này trong một số phác thảo khác nhau. Quo vadis được chính thức bắt đầu viết từ mùa xuân năm 1895 tại Vacsava và được hoàn thành ngày 18 – 2 – 1986 tại Nixe. Vừa viết Sienkievich vừa cho đăng tải Quo vadis trên tờ “Báo Ba Lan” ở Vacsava và hai tờ báo khác tại Pôzơ nan và Cracốp. Vài tháng sau, tác phẩm được nhà xuất bản Gebethner và Wolf in thành sách (3 tập).
    Thời trị vì của Nerô bạo chúa và việc khủng bố các tín đồ Thiên chúa giáo hồi ấy đã từng là đề tài của nhiều tác phẩm của các nhà văn trước Sienkievich, song Quo vadis vượt xa các tác phẩm ấy về giá trị tư tưởng và nghệ thuật. Quo vadis là bức tranh toàn cảnh xã hội La Mã vào năm 61 sau công nguyên, với những mâu thuẫn chính trị xã hội và tôn giáo đã căng thẳng tới tột đỉnh chỉ chực bùng nổ.
    Mặc dù lần xuất bản đầu tiên, Quo vadis có mang thêm phụ đề nhỏ “Tiểu thuyết về thời Nerô” nhưng thực ra Sienkievich không có ý định dựng một tiểu thuyết lịch sử theo nghĩa đầy đủ của từ này. Tác giả chỉ giới hạn trong việc vẽ nên một bức tranh chi tiết và vô cùng sinh động của xã hội La Mã tại thành đô Roma. Trong vô vàn các sự kiện lịch sử của thời kỳ đó, tác giả chỉ tập trung chủ yếu vào hai vấn đề: Vụ đốt cháy thành Roma và cuộc khủng bố các tín đồ Thiên chúa giáo, các sự kiện khác chỉ được nêu ngắn gọn hoặc nói lướt qua làm nền. Chính sự thu gọn chủ đề và bình diện các sự kiện lịch sử ấy đã cho phép tác giả làm nổi bật lên sự đối đầu giữa hai thế giới: Một bên là thế giới cung đình bạo chúa đa thần giáo của triều thần La Mã vây quanh Nerô tên bạo chúa đang ở đỉnh cao nhất của quyền lực, xa hoa và tội ác, nhưng đã thối nát cực độ và đang suy vong. Còn một bên là thế giới nô lệ và dân nghèo theo đạo Thiên chúa tập trung chung quanh hai vị sứ đồ Piotr và Paven, cái thế giới hồi ấy không chút quyền lực, nhỏ nhoi và yếu ớt nhưng đầy hấp dẫn bởi tư tưởng mới và không cam chịu khuất phục bạo lực, đang lớn dần lên, chiếm lĩnh vũ đài xã hội – chính trị. Tượng trưng cho điểm đỉnh của sự đối đầu này là cuộc đọ nhãn quang tình cờ giữa Nerô và sứ đồ Piotr khi hoàng đế cùng đám quần thần rời bỏ Roma, cái thành phố đã bị Nerô thầm kết án tử hình “Trong một chớp mắt, hai con người ấy nhìn nhau ( ) đó là giây phút đọ nhãn quang của hai vị chúa tể trái đất, một kẻ ngay sau đó biến đi như một giấc mơ đẫm máu, còn người kia – chính cụ già khoác manh áo thô kệch nọ – sẽ chiếm lĩnh đến muôn đời sau cả thế gian lẫn thành đô này” (Chương XXXVI).
    Cuộc đối đầu thầm lặng không trận tuyến đó, theo từng trang sách cứ lớn mãi, mở rộng mãi ra, dâng cao mãi lên, cuốn hút toàn xã hội vào vòng xoáy lịch sử mãnh liệt của nó, cả những người ý thức được lẫn những kẻ không nhận thức được nó, những người tham gia thúc đẩy nó lẫn những kẻ cố tình tránh xa. Cuộc đối đầu đó được tác giả đan quyện một cách tài tình với câu chuyện tình đầy éo le ngang trái giữa chàng quý tộc trẻ tuổi Vinixius, một võ quan cao cấp, một cận thần của Nerô, với nàng Ligia, công chúa của bộ tộc Ligi (tiền thân của dân tộc Ba Lan) bị La Mã giữ làm con tin và là một tín đồ Thiên chúa. Tình yêu ấy tiến triển trong sự phát triển của những mâu thuẫn xã hội. Số phận đôi trẻ gắn liên với những biến động ghê gớm của xã hội. Chính sự đan quyện và nghệ thuật dẫn truyện đó khiến cho tác phẩm mang nhiều màu sắc vô cùng hấp dẫn.
    Dưới ngòi bút tinh tế và khoáng đạt của H.Sienkievich từng nhân vật hiện lên sắc nét với cả chiều sâu tâm lý, tính cách, với tất cả những mâu thuẫn nội tâm phức tạp, những mối quan hệ xã hội chằng chịt, những đột biến đến độ nghịch lý mà hoàn toàn hợp lý, nẩy sinh trong quá trình vận động phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...