Luận Văn Qui trình phát triển scrum, visual studio team system team foundation server, ứng dụng quản lí kinh

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I: QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM LINH HOẠT SCRUM

    I. Định nghĩa: Scrum là một trong các khung làm việc linh hoạt phổ biến nhất hiện nay. Scrum được dùng để quản lý các dự án phát triển phần mềm, nhưng cũng được dùng trong các công việc khác với độ phức tạp và tính sáng tạo rất đa dạng.
    Dựa trên lý thuyết quản lý thực nghiệm: Scrum sử dụng kỹ năng lặp và tăng dần để tối ưu hóa sự hiệu quả và kiểm soát rủi ro. Scrum rất đơn giản, dễ học và khả năng ứng dụng lớn. Vì vậy, để dùng scrum chúng ta cần nghiên cứu các thành phần sau đây:
    II. Các thành tố cấu tạo trong Scrum:
    1. Ba giá trị cốt lỗi:
    a) Minh bạch (Transparency):
    Trong Scrum, minh bạch được xem như là giá trị cốt lõi cơ bản nhất. Muốn thành công với Scrum, thông tin phải minh bạch và thông suốt. Từ đó mọi người với các vai trò khác nhau có đủ thông tin cần thiết để tiến hành các quyết định có giá trị để nâng cao hiệu quả công việc. Các công cụ và cuộc họp trong Scrum luôn bảo đảm thông tin được minh bạch cho các bên.
    b) Thanh tra (Inspection):
    Công tác thanh tra liên tục các hoạt động trong Scrum bảo đảm cho việc phát hiện các vấn đề cũng như giải pháp để thông tin đa dạng và hữu ích đến được với các bên tham gia dự án. Với việc truy xét kỹ càng và liên tục là cơ chế khởi đầu cho việc thích nghi và cải tiến liên tục trong Scrum.
    c) Thích nghi (Adaptation):
    Scrum là một trong những phương pháp phát triển rất linh hoạt. Nhờ đó nó mang lại tính thích nghi rất cao. Scrum có thể phản hồi lại các thay đổi một cách tích cực nhờ đó mang lại nhiều thành công lớn cho dự án.
    2. Ba vai trò:
    a) Product Owner (Chủ sản phẩm):
    Là người chịu trách nhiệm về sự thành công của dự án, là người định nghĩa các yêu cầu và đánh giá cuối cùng đầu ra của các nhà phát triển phần mềm.
    b) Scrum master (Đội trưởng):
    Là người hiểu biết sâu sắc về Scrum và đảm bảo nhóm có thể làm việc hiệu quả với Scrum.
    c) Team (Đội sản xuất):
    Là một nhóm liên chức năng có nhiệm vụ giải quyết các yêu cầu từ Product Owner để tạo ra các gói sản phẩm tốt nhất.
    3. Bốn cuộc họp (Four ceremonies):
    a) Sprint Planning (Lập kế hoach cho Sprint):
    Đội sản xuất sẽ gặp gỡ với Product Owner để lên kế hoạch làm việc cho một Sprint. Các công việc như là: chọn lựa các yêu cầu cần phát triển, phân tích và nhận biết các công việc phải làm kèm theo các ước lượng thời gian cần thiết để hoàn tất các công việc. Scrum sử dụng phương thức lập kế hoạch từng phần và tăng dần theo thời gian. Theo đó, việc lập kế hoạch không diễn ra duy nhất một lần trong vòng đời của dự án mà được lặp đi lặp lại, có sự thích nghi với tình hình thực tiễn trong tiến trình đi đến sản phẩm.
    b) Daily Scrum (Buổi họp hằng ngày):
    Scrum Master cùng với Đội sản xuất tổ chức họp hàng ngày để Đội chia sẽ tiến độ công việc cũng như các khó khăn gặp phải trong quá trình phát triển phần mềm suốt một Sprint.
    c) Sprint Review (Buổi họp đánh giá):
    Cuối Sprint, đội sản xuất cùng với Product Owner sẽ rà soát lại các công việc đã hoàn thành trong Sprint vừa qua và đề xuất các chỉnh sửa hoặc thay đổi cần thiết cho sản phẩm.
    d) Sprint Retrospective (Buổi họp cải tiến):
    Dưới sự chỉ đạo của Scrum Master, Đội sản xuất sẽ rà soát lại toàn diện Sprint vừa kết thúc và tìm cách cải tiến quy trình làm việc cũng như bản thân sản phẩm.
    4) Ba công cụ (Artifacts):
    a) Product backlog:
    Có thể hiểu như là danh sách các yêu cầu của dự án. Product Owner chịu trách nhiệm sắp xếp độ ưu tiên cho từng hạng mục trong Product Backlog dựa trên các giá trị do Product Owner định nghĩa.
    b) Sprint backlog:
    Là kết quả của buổi họp lập kế hoạch cho một Sprint với sự kết hợp giữa Product Owner và Đội sản xuất. Họ sẽ cùng nhau phân tích các yêu cầu theo độ ưu tiên từ cao xuống thấp để hiện thực hóa các hạng mục trong Product Backlog dưới dạng danh sách công việc.
    c) Burndown Chart:
    Đây là biểu đồ hiển thị xu hướng của dự án dựa trên lượng thời gian cần thiết để hoàn tất công việc. Burndown Chart còn được dùng để theo dõi tiến độ của một Sprint hoặc của cả dự án.
    III. Nguyên lý hoạt động của Scrum:
     
Đang tải...