Luận Văn Quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam. Thực trạng và một số đề xuất hoàn thiện

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam. Thực trạng và một số đề xuất hoàn thiện

    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU .1


    CHƯƠNG 1 3


    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢNG CÁO VÀ QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH . 3


    1.1. Quảng cáo .3


    1.1.1. Khái niệm về quảng cáo .3


    1.1.2. Chức năng của quảng cáo .4


    1.1.3. Vai trò của quảng cáo .5


    1.1.4. Các nguyên tắc trong quảng cáo .6


    1.1.5. Các phương tiện quảng cáo .7


    1.2. Quảng cáo trên truyền hình .7


    1.2.1. Khái niệm quảng cáo trên truyền hình 7


    1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quảng cáo trên truyền hình 7


    1.2.3. Chủ thể của hoạt động quảng cáo trên truyền hình 9


    1.2.4. Phân loại quảng cáo trên truyền hình 9


    1.3. Quy trình quảng cáo trên truyền hình .11


    1.3.1. Mục đích của quảng cáo trên truyền hình 11


    1.3.2. Các hình thức quảng cáo trên truyền hình .12


    1.4. Các quy định của pháp luật về quảng cáo .14


    CHƯƠNG 2 20


    THỰC TRẠNG QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM VÀ MỘT


    SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN .20


    2.1. Thực trạng quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam .20


    2.1.1. Khái quát chung hoạt động trên truyền hình ở Việt Nam 20


    2.1.2. Quảng cáo ở Việt Nam hiện nay .23


    2.1.3. Thực trạng quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam hiện nay 27


    2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam 40


    2.2.1. Đối với nhà nước 40


    2.2.2. Đối với công ty thuê quảng cáo 42


    2.2.3. Đối với công ty quảng cáo 43


    2.2.4. Đối với các đài truyền hình .45


    2.2.5. Đối với người tiêu dùng 46


    KẾT LUẬN 47


    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI NÓI ĐẦU


    Các thông tin quảng cáo đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của hệ thống kinh tế xã hội, là nhịp càu quan trọng nối liền giữa người tiêu dùng và người cung cấp. Hiện nay, tất cả các công ty dù hay nhỏ đều phải để ý không chỉ đến sản xuất, cung ứng mả còn phải quan tâm đến khâu tiêu thụ sản phẩm, cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó trên thương trường. Một trong những công cụ hiệu quả để thu hút, thuyết phục khách hàng, thúc đấy hoạt động bán hàng là hoạt động quảng cáo. Đối với các doanh nghiệp, bên cạnh việc để ý đến các yếu tố như chất lượng, giá cả hay dịch vụ họ còn quan tâm đến quảng cáo như một vũ khí sắc bén, lợi hại nhằm thu hẹp khả năng chiếm lĩnh và cuối cùng đánh bại các đối thủ cạnh tranh trên thị trường mà mình hoạt động.


    Mặc dù mới chỉ hơn một thập kỉ kể từ khi Việt Nam bước vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng ngành quảng cáo của Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt là lĩnh vực quảng cáo trên truyền hình. Trong nhiều năm tới, do thị trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt, cho nên hoạt động quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam sẽ vẫn còn vươn mình mạnh mẽ. Tuy nhiên, do mới chỉ hình thành và phát triển trong một thời gian ngắn, nên quan điểm và cách tiếp cận quảng cáo trên truyền hình còn chưa được hiểu và đánh giá một cách đúng mực, phương pháp và quá trình quảng cáo vẫn còn mang tính tự phát. Hoạt động quảng cáo trên truyền hình nước ta cho đến nay vẫn trong tình trạng lộn xộn, kém hiệu quả và đôi khi còn gây tác hại cho người tiêu dùng. Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để cải thiện tình hình và nâng cao hiệu quả hoạt động quảng cáo để từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như tạo lợi ích cho người tiêu dùng cũng như cho toàn xã hội. Từ những lý do trên cho thấy được tính cấp thiết của việc quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam. Vì vậy, đây là lý do mà người viết chọn đề tài “Quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam. Thực trạng và một số đề xuất hoàn thiện” làm đề tài tốt nghiệp cử nhân luật của mình.


    Đề tài nhằm hướng tới mục đích nghiên cứu một cách tổng quát cơ sở lý luận và những quy định của pháp luật về quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam. Đồng thời giúp người đọc nói chung, các doanh nghiệp nói riêng hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật về quảng cáo trên truyền hình. Qua đó thấy được những ưu điểm nổi bật của quảng cáo trên truyền hình giúp cho lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng được bảo vệ một cách tốt nhất. Để đề tài được nghiên cứu một cách sâu rộng hơn. Người viết đã vận dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, . để giải quyết từng vấn đề đặt ra của đề tài.


    Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ xoay quanh vấn đề quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp cử nhân luật nên không trình bài một cách chi tiết từng vấn đề mà chỉ trình bài những vấn đề cơ bản về quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam hiện nay như khái niệm, quy định của pháp luật, chủ thể, .


    Bố cục gồm:


    Lời mở đàu


    Chương 1: Cơ sở lý luận chung về quảng cáo và quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam và một số đề xuất hoàn thiện Kết luận


    Tuy nhiên đây là một vấn đề phức tạp, với lượng kiến thức có hạn bài viết không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.


    Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cô Phạm Mai Phương, các thầy cô trong khoa luật, gia đình và bạn bè đã hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn: “Quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam. Thực trạng và một số đề xuất hoàn thiện”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...