Tiểu Luận Quảng cáo thương mại - Bài tập cá nhân 2 Luật thương mại 2

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tập cá nhân 2 Luật thương mại 2 – Quảng cáo thương mại

    I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trong nền kinh tế hiện nay thì quảng cáo thương mại là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng để các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhằm quảng bá sản phảm của mình, tìm kiếm đối tác cũng như đạt doanh số bán hàng cao. Quảng cáo như là một nhu cầu tất yếu của thương nhân trên con đường phát triển, nên những quy định chặt chẽ của pháp luật là rất cần thiết để quản lý hoạt động quảng cáo thương mại, không để xẩy ra sự bừa bãi gây ra những hậu quả tiêu cực cho xã hội cũng như những người tiêu dùng. Nước ta đã có một số văn bản pháp luật quy định về quảng cáo thương mại, tạo cơ sở pháp lý để hoạt động quảng cáo thương mại được diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện quảng cáo nảy sinh hiện tượng vi phạm những quy định này của pháp luật về hoạt động quảng cáo.
    Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này em xin được chọn đề bài: Bản chất của quảng cáo thương mại. Nêu các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo thương mại.
    III/ NỘI DUNG
    1. 1. Bản chất của quảng cáo thương mại
    a, Khái niệm
    Để hiểu được quảng cáo thương mại là gì thì trước tiên ta cần hiểu được vấn đề hoạt động xúc tiến thương mại, hoạt động xúc tiến thương mại được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng ở dưới góc độ pháp lý thì luật thương mại 2005 tại khoản 3 điều 10 quy định: “xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại”.
    Nên “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình”(điều 102). Ta cần chú ý để phân biệt hoạt động quảng cáo thương mại với những hình thức xúc tiến thương mại khác cung có mục đích giới thiệu hàng hóa, dịch vụ như trưng bày, giới thiệu hàn hóa, hội chợ triển lãm.

    b, Đặc điểm của quảng cáo thương mại:
    - Chủ thể: Thương nhân, thực hiện QCTM để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của mình hay thực hiện dịch vụ QCTM cho thương nhân khác theo hợp đồng QC để kiếm lợi nhuận. Từ đặc điểm này chúng ta có thể phân biệt với những hoạt động thông thường như cổ động, thông tin của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế – chính trị và xã hội để tuyên truyền đường lối, chính sách Bên cạnh đó, chủ thể thực hiện các hoạt động trên không nhất thiết phải là thương nhân như chủ thể của hợp đồng thương mại thực hiện QCTM.
    - Tổ chức thực hiện: Thương nhân có thể tự mình thực hiện các công việc cần thiết để thực hiện QC hay thuê dịch vụ QC của thương nhân khác thông qua hợp đồng dịch vụ.
    - Cách xúc tiến thương mại: Trong hoạt động QCTM, thương nhân sử dụng các sản phẩm và phương tiện QCTM để thông tin về hàng hóa dịch vụ đến khách hàng, bao gồm: hình ảnh, hành động, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng để biểu thị nội dung QC. Đặc điểm này cho phép phân biệt QCTM với các hình thức khác như: trưng bày, giới thiệu hàng hóa, hội chợ triển lãm
    - Mục đích: giới thiệu hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại (XTTM), đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và lợi nhuận của thương nhân, từ đó tạo ra sự hiểu biết cho khách hàng về hàng hóa, dịch vụ của mình, lôi kéo khách hàng, công ty và dịch vụ khác về phía mình.
    2. Sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động quảng cáo thương mại
    Tuy đã ban hành nhiều văn bản điều chỉnh nhưng trong hoạt động xúc tiến thương mại nói chung và quảng cáo thương mại nói riêng vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập.Cùng lúc đó vào tháng 01 năm 1995 Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO, điều này đã đặt pháp luật Việt Nam trước những khó khăn. Trước tình hình đó ngày 23 tháng 5 năm 1997 Quốc hội đã ban hành Luật Thương Mại (có hiệu lực ngày01 tháng 01 năm 1998).Sau đó nhiều văn bản được ban hành để hướng dẫn thi hành:
    - Nghị định số 32/1999/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 1999 về khuyến mãi, quảng cáo thương mại và hội chợ triễn lãm thương mại.
    - Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2001 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa – thông tin.
    - Nghị định số 39/2001/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2001 quy định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.
    - Pháp lệnh số 39/2001/PL-UBTVQH10 ngày 16 tháng 11 năm 2001 về quảng cáo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...