Tiểu Luận Quảng cáo cho Cty Thuỷ tinh Hà Nội

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1: Mở đầu
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    ​ Đất nước chúng ta từng ngày thay đổi diện mạo theo nhịp độ của cuộc sống đổi mới với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá toàn diện. Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin trong nền kinh tế tri thức, có thể nói đây là giai đoạn mà các sản phẩm công nghiệp không chỉ dừng lại ở chất lượng và hiệu quả, trong mỗi sản phẩm còn biểu hiện và chứa đựng những dấu ấn văn hoá thẩm mỹ. Bước sang một thiên niên kỷ mới với sự phát triển không ngừng về mọi mặt, mỹ thuật công nghiệp đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống. Và bất cứ hình thức kinh tế, chính trị hay nghệ thuật nào cũng cần sự góp mặt của mỹ thuật công nghiệp. Sự có mặt và phát triển của lĩnh vực mỹ thuật công nghiệp đã chứng tỏ sức sống mạnh mẽ của tiến trình đổi mới.
    Nếu ta ví nền mỹ thuật nói chung như một viên kim cương với nhiều thiết diện thì mỹ thuật ứng dụng hay còn có một cái tên khác là mỹ thuật công nghiệp chính là một trong những thiết diện đó. Mỹ thuật công nghiệp như cầu nối giữa của mỹ thuật với đời sống con người và nó đã khiến cho cuộc sống thêm phong phú hơn, đa dạng hơn. Mỹ thuật công nghiệp mang tính ứng dụng cao phục vụ cho con người ở mọi nơi, mọi lúc bằng rất nhiều hình thức khác nhau và đồng thời nó cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đối với đời sống con người. Mỹ thuật công nghiệp thúc đẩy tính cạnh tranh trong nền kinh tế hàng hoá đem lại không chỉ lơi nhuận về doanh thu mà cả về giá trị tinh thần. Mỗi một sản phẩm công nghiệp trong giai đoạn này đều chứa đựng trong mình những giá trị văn hoá thẩm mỹ nhất định, những giá trị văn hoá ấy chính là con đẻ của đội ngũ hoạ sĩ mỹ thuật ứng dụng. Mỹ thuật công nghiệp đã thực sự hoà mình vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, phát huy mạnh mẽ ưu thế của mình giữa những quy luật hà khắc của kinh tế thị trường.
    Từ trước cho tới nay mỹ thuật công nghiệp giữ một vai trò là làm đẹp cho các mặt hàng các sản phẩm trên thị trường, nó là yếu tố trong kinh tế,ngoài chất lượng tốt, sự hấp dẫn của hình thức trang trí cũng là một yếu tố khá quan trọng trong thương nghiệp, không một sản phẩm hàng hoá công nghiệp nào ra đời trong nền kinh tế thị trường lại không quan tâm đến kiểu dáng, bao bì và khâu tiếp thị quảng cáo, các khâu trên ngày nay đã trở thành chuỗi khép kín trong quá trình sản xuất tiêu thụ hàng hoá và nó chiếm một giá trị khá lớn trong giá thành, tuỳ theo nét đặc trưng của mỗi loại sản phẩm, bởi vì nó là diện mạo và trang phục sắc màu hấp dẫn khách hàng.
    Nhu cầu về cái đẹp và sự sáng tạo cái đẹp đã trở thành một nhu cầu bức thiết không thể thiếu, cùng với đời sống xã hội phát triển ngày càng cao thì nhu cầu đó càng trở nên lớn hơn và quan trọng hơn trong sự phát triển của nhiều lĩnh vực đặc biệt trong các sản phẩm hàng ngày chúng ta sử dụng và đang lưu thông trên thị trường như: trang phục, bàn ghế, giường tủ,v.v .Bởi ngoài chức năng sử dụng chúng còn phải có một hình thức thẩm mỹ phù hợp, đẹp, trang nhã, hiện đại và được người tiêu dùng chấp nhận.Trong sản xuất và đời sống hiện nay mỹ thuật công nghiệp ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình, các nhà thiết kế với cái nhìn tinh tế, óc tư duy sáng tạo và được đào tạo cơ bản đã cải tạo thế giới vật dụng, đưa vào chúng các hình thức mẫu mã ngày một đẹp hơn, tiện dụng hơn cho nhu cầu sử dụng của con người, hoạt động của mỹ thuật công nghiệp bao gồm từ việc lập đề án, thiết kế các sản phẩm công nghiệp, máy móc, các mặt hàng dân dụng, cho đến quảng cáo, giới thiệu cho sản phẩm mới, mẫu mã mới với tính năng cải tiến sẽ đưa ra thị trường. Hoạt động của mỹ thuật công nghiệp giải quyết những nhu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng trong từng sản phẩm từ đó tăng độ hấp dẫn của hàng hoá, kích thích nhu cầu tiêu dùng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
    Các hoạ sỹ mỹ thuật ứng dụng hiện đại của Việt nam đang từng bước khẳng định vị trí riêng của mình, điều đó đã và đang được thể hiện ở kiểu dáng, mẫu mã hàng hoá của các doanh nghiệp trên thị trường và trong các khâu thiết kế quảng cáo sản phẩm.Và họ cũng đã bắt nhịp cùng các xu hướng nghệ thuật ứng dụng của thế giới. Thực chất quảng cáo là cầu nối giữa sản phẩm và người tiêu dùng, nhờ vậy mà người mua có thể biết được các thông tin về sản phẩm một cách nhanh nhất. Điều đó không những có giá trị về kinh tế làm tăng lợi nhuận mà còn có giá trị thúc đẩy sự cạnh tranh để khẳng định vị trí của doanh nghiệp. Khi kinh tế và đời sống phát triển mạnh thì nhu cầu về mặt thẩm mỹ của con người càng cao vì vậy khi chọn học ngành đồ hoạ là tôi đã tự đặt mình trước những trách nhiệm và thử thách lớn của thị trường.
     
Đang tải...