Thạc Sĩ Quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hoá kết hợp vận dụng tiếp cận sinh học hệ thống trong dạy học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỞ ĐẦU



    I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học


    Trong thời đại khoa học và công nghệ tiến nhanh như vũ bão, nhân loại đang chuyển sang nền kinh tế tri thức với xu thế toàn cầu hóa sâu sắc và cạnh tranh quốc tế khốc liệt thì việc tạo nguồn lực con người thích ứng với điều kiện thế giới đổi thay phức tạp là điều kiện tiên quyết để tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh đó, mọi quốc gia đều coi công tác giáo dục và đào tạo là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu. Ngày nay, với triết lý “giáo dục suốt đời” và “giáo dục cho cho mọi người” theo xu thế toàn cầu hóa thì hệ thống giáo dục phổ thông cần được hiện đại hóa về nội dung và thường xuyên đổi mới về phương pháp dạy học.
    Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, tháng 4 năm 2001 đã xác định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Tiếp tục nâng cao giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học . Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh và sinh viên, để nâng cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề” [7]. Định hướng đó đặt ra cho nhà trường phổ thông nhiệm vụ quan trọng là phải tích cực nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học.
    Điều 24 Luật Giáo dục 2005 đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [19].

    2. Xuất phát từ quan điểm xây dựng và phát triển chương trình môn

    Sinh học phổ thông

    CTSHPT 2006 đã nêu rõ các quan điểm xây dựng và phát triển chương trình: chương trình phải thể hiện được những tri thức cơ bản, hiện đại trong các lĩnh vực sinh học, ở các cấp độ tổ chức sống, đồng thời phải lựa chọn những vấn đề thiết yếu trong Sinh học có giá trị thiết thực cho bản thân học sinh và cộng đồng, ứng dụng vào đời sống, sản xuất, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường, . Chương trình cần quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hóa [3, tr. 7]. Các kiến thức sinh học trong chương trình THPT được trình bày theo các cấp tổ chức sống từ các hệ nhỏ đến các hệ lớn: tế bào cơ thể quần thể - loài quần xã hệ sinh thái - sinh quyển [3, tr. 8]. Điều đó nghĩa là đã thể hiện tiếp cận SHHT.
    3. Xuất phát từ yêu cầu cấp bách về giáo dục môi trường

    Hiện nay con người đang phải chịu những hậu quả do việc ô nhiễm MT và hiện tượng biến đổi khí hậu. Vì vậy cần phải giáo dục bảo vệ MT cho mọi người, đặc biệt là cho thế hệ trẻ. Do tầm quan trọng cực kỳ lớn lao của nhiệm vụ giáo dục này, hiện nay các quốc gia đã nâng quan niệm từ giáo dục thái độ ứng xử lên mức “đạo đức” ứng xử có văn hóa với MT sống. Trong nhà trường phổ thông thì môn học SH là nguồn cung cấp tri thức khoa học quan trọng nhất và chủ yếu cho HS để có cơ sở nhận thức văn hóa, để giáo dục về đạo đức ứng xử với MT sống. Vì vậy, quán triệt quan điểm sinh thái trở thành một trong những quan điểm chỉ đạo dạy học chương trình SH phổ thông hiện hành.
    4. Xuất phát từ thực trạng dạy học bộ môn Sinh học nhìn từ góc độ quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hoá, vận dụng tiếp cận sinh học hệ thống

    Qua trao đổi ý kiến và dự giờ một số GV ở một số trường, tôi nhận thấy rằng rất nhiều GV còn lúng túng trước yêu cầu “quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hoá” trong dạy học SH nói chung và trong dạy học SH VSV nói riêng. Nhiều GV còn chưa hiểu yêu cầu đó như thế nào, vì vậy việc quán triệt quan điểm này là vô cùng khó. Nguyên nhân của tình trạng này một phần do GV ít để ý, một phần là do GV chưa có tài liệu hướng dẫn việc thực hiện yêu cầu này. Về việc vận dụng tiếp cận SHHT trong dạy học SH nói chung và dạy học SH VSV nói riêng cũng còn nhiều hạn chế. Có những GV còn chưa hiểu thế nào là quan điểm hệ thống, tiếp cận SHHT nên việc vận dụng tiếp cận này còn ít được quan tâm. Những bất cập đó đã phần nào hạn chế chất lượng dạy học SH.
    Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hoá kết hợp vận dụng tiếp cận sinh học hệ thống trong dạy học Sinh học Vi sinh vật (Sinh học 10)”.




    MỤC LỤC


    Trang

    MỞ ĐẦU
    5

    Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC, Sư PHẠM VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM SINH THÁI VÀ TIẾN HÓA KẾT HỢP VẬN DỤNG TIẾP CẬN SINH HỌC HỆ THỐNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC VI SINH VẬT (SINH HỌC 10)
    1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 10

    1.2. Cơ sở khoa học 16

    1.3. Cơ sở sư phạm . 25

    1.4. Cơ sở thực tiễn 28

    Chương 2. QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM SINH THÁI VÀ TIẾN HÓA KẾT HỢP VẬN DỤNG TIẾP CẬN SINH HỌC HỆ THỐNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC VI SINH VẬT (SINH HỌC 10)
    2.1. Phân tích vị trí và nội dung phần Sinh học vi sinh vật 33

    2.2. Quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hóa . 33

    2.3. Những điểm cần lưu ý về mặt kiến thức phần sinh học vi sinh vật 56

    theo tiếp cận sinh học hệ thống .

    2.4. Phương hướng tổ chức dạy học phần Sinh học vi sinh vật thực hiện 61

    tiếp cận sinh thái và tiến hoá kết hợp tiếp cận sinh học hệ thống .

    Chương 3. THỰC NGHIỆM Sư PHẠM

    3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm . 83

    3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm 83

    3.3. Kết quả thực nghiệm 86

    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 96

    Tài liệu tham khảo . . 98
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...