Luận Văn Quản trị tổ chức và các vấn đề liên quan

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 26/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Nội dung Trang
    Lời mở đầu 4
    Vấn đề 1: MÔ HÌNH CẤU TRÚC TỔ CHỨC MÀ NHÂN VIÊN THÍCH LÀM VIỆC NHẤT VÀ KHÔNG THÍCH LÀM VIỆC NHẤT
    1. Đặt vấn đề . 5
    1.1 Bản chất của tổ chức là gì? . 5
    1.2 Vai trò của tổ chức 6
    1.3 Cơ cấu tổ chức quản trị 8
    2. Các lý thuyết liên quan về các mô hình cấu trúc của tổ chức 9
    2.1 Mô hình tổ chức căn bản 9
    2.1.1 Cơ cấu tổ chức trực tuyến 9
    2.1.2 Cơ cấu tổ chức theo chức năng . 11
    2.1.3 Cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức nămg . 13
    2.1.4 Cơ cấu tổ chức ma trận 14
    2.2 Mô hình cấp số quản trị . 16
    2.2.1 Mô hình phẳng 16
    2.2.2 Mô hình mạng lưới . 19
    2.2.3 Mô hình tháp . 19
    3. Giải quyết vấn đề . 20
    Vấn đề 2: CÁC TÌNH HUỐNG, HOÀN CẢNH, ĐIỀU KIỆN TẬP QUYỀN VÀ PHÂN QUYỀN
    1, Đặt vấn đề . 22
    2. Các nguyên tắc liên quan 23
    2.1 Nguyên tắc tập trung quyền hành (centralization) 24
    2.1.1 Khái niệm 24 2.1.2 Đặc điểm của tập quyền 24
    2.2 Nguyên tắc phân quyền (decentrazation ) 25
    2.2.1 Khái niệm 26
    2.2.2 Đặc điểm phân quyền 26
    2.2.3 Uỷ quyền . 27 2.2.3.1 Khái niệm . 27
    2.2.3.2 Phân loại . 27
    2.2.3.3 Nguyên tắc uỷ quyền . 28
    2.2.3.4 Công việc trong uỷ quyền . 29
    2.2.3.5 Quy trình 29
    2.2.3.6 Nghệ thuật uỷ quyền . 32
    2.2.4 Mở rộng . 34
    3. Giải quyết vấn đề . 36
    Vấn đề 3: NHẬN ĐỊNH VỀ VAI TRÒ CỦA CHỨC NĂNG TỔ CHỨC LÀ CHỨC NĂNG QUẢN LÝ QUAN TRỌNG KHI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN
    1. Đặt vấn đề . 40
    2. Các lý thuyết liên quan . 41
    2.1 Khái niệm, mục tiêu, chức năng tổ chức . 41
    2.1.1 Khái niệm 41
    2.1.2 Mục tiêu . 41
    2.2 Đặc trưng chức năng tổ chức 41
    2.3 Vai trò chức năng tổ chức . 42
    3. Giải quyết vấn đề 42


    LỜI MỞ ĐẦU

    Quản trị học là một môn học cơ sở trang bị kiến thức cơ bản cho sinh viên các vấn đề tổng quát về quản lý trong các tổ chức, doanh nghiệp , là môn học nền tảng đối với sinh viên chuyên ngành quản trị và phù hợp cả cho sinh viên không chuyên về quản trị. Quản trị là một chuyên ngành xuất hiện từ thế kỉ XVIII trong giới nghiên cứu khoa học, hiện nay nó đã và đang khẳng định được vị trí của mình trong đời sống xã hội.
    Nền kinh tế tri thức đang phát triển đã tạo nên rất nhiều thuận lợi cho cuộc sống và nâng cao đời sống con người lên một tầm cao mới. Các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta đang có những chính sách đầu tư xây dựng nền kinh tế hiện đại này, kéo theo hệ quả tất yếu là sự thành lập của các doanh nghiệp với quy mô và nhiều ngành nghề lớn nhỏ khác nhau. Những năm vừa qua, một thực trạng cho thấy, không phải bất kì doanh nghiệp nào cũng có thể tồn tại lâu dài trước sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường. Để có những doanh nghiệp đứng vững lâu dài trên thương trường phải kể đến vai trò của các nhà quản trị, họ thực sự là những nhân vật chủ chốt trong quá trình điều hành, quản lý doanh nghiệp.
    Trong các hoạt động về quản trị thì các quyết định là trung tâm, các hoạt động về hoạch định là để thiết lập mục tiêu và kế hoạch thực hiện nó. Tuy nhiên để liên kết các bộ phận, các nguồn lực trong một thể thống nhất để thực hiện các chiến lược đã đề ra không khác gì hơn đó là công tác tổ chức. Mặt khác, muốn cho công việc hàng ngày diễn ra thuận buồm xuôi gió, được chuyên môn hoá và có hiệu quả cao chúng ta cần có một tổ chức mạnh. Như vậy tổ chức là một hoạt động cần thiết tất yếu để xây dựng cơ cấu nhằm đảm bảo cho các hoạt đông quản trị đạt được mục tiêu của mình.
    Như vậy, một doanh nghiệp muốn ổn định, phát triển và đứng vững lâu dài trên thương trường thì cần phải đảm bảo trong doanh nghiệp đó cần có một tổ chức thống nhất, đem lại hiệu quả cao trong hoạt động, bắt kịp với xu thế phát triển của thời đại và sáng tạo trong đào tạo nguồn nhân lực. Tổ chức là việc lựa chọn những công việc, những nhóm và giao phó cho nhóm có một người chỉ huy với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cần để thực hiện mục tiêu của tổ chức đã vạch ra.[1] Về mặt danh từ, tổ chức là một hệ thống gồm nhiều người cùng phối hợp hoạt động một cách có ý thức nhằm mục đích điều hành hay quản lý một công việc nào đó. Bất kì một doanh nghiệp nào cũng phải có một tổ chức, đó là sự thiết lập, kết hợp và tạo ra mối quan hệ giữa các ban, bộ phận trong doanh nghiệp nhằm giúp các nhà quản trị dễ dàng nắm bắt tình hình, giúp cho doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả. Do đó, những kiến thức về tổ chức có tác dụng không nhỏ trong một doanh nghiệp, nó ngày càng được chú trọng và đánh giá cao. Hiện nay, Quản trị học tổ chức được tất cả các nước trên thế giới nghiên cứu trong đó có cả Việt nam và đã đạt được những thành tựu đáng kể.
    Trong bối cảnh nền kinh tế- văn hóa- xã hội hiện nay, xuất phát từ những yêu cầu mang tính cấp bách đó đòi hỏi mỗi cá nhân phải nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của tổ chức trong doanh nghiệp. Bài tiểu luận này nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan đến chức năng tổ chức trong doanh nghiệp dưới góc nhìn của Quản trị học, hi vọng nó sẽ đem lại những kiến thức bổ ích nhằm giúp chúng ta hiểu hơn về tổ chức.
    Nội dung cơ bản của bài tiểu luận gồm:
    Vấn đề 1: Mô hình cấu trúc tổ chức mà nhân viên thích làm việc nhất và không thích làm việc nhất.
    Vấn đề 2: Các tình huống, hoàn cảnh, điều kiện tập quyền (centralization) và phân quyền (decentralization).
    Vấn đề 3: Nhận định về vai trò của chức năng tổ chức là chức năng quản lý quan trọng khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển.

    [HR][/HR][1] Quản trị học – TS. Phan Thăng và TS. Nguyễn Thanh Hội – NXB Hồng Đức - trang 275
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...