Luận Văn Quản trị rủi ro và điều hành doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 3/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỊnh dạng file word


    QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP
    Betty Simkins
    Steven A. Ramirez


    I. GIỚI THIỆU: NHỮNG RỦI RO MÀ DOANH NGHIỆP PHẢI ĐỐI MẶT
    Chúng ta biết rằng luôn luôn có khoảng cách giữa lý luận về quản trị rủi ro so với thực tế thực hiện trong các công ty đại chúng hiện nay. Cụ thể, mỗi doanh nghiệp sẽ được quản lý (hoặc giám sát) bởi ban giám đốc. Người quản trị không phải là một thiên tài mà cũng chỉ là một con người bình thường. Chưa có công ty đại chúng có thể đối mặt tốt với vô số rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: từ những rủi ro tài chính phức tạp đến kiểm soát chất lượng của các nguyên liệu được sản xuất tại Trung Quốc. Nếu ban điều hành không thể hiểu và kiểm soát tốt các rủi ro mà công ty đại chúng phải đối mặt, thì các rủi ro này có thể không được công bố đến các nhà đầu tư và ảnh hưởng đến việc phân bổ vốn đầu tư.
    Gần đây, luật liên bang đã yêu cầu các công ty đại chúng phải được quản lý bởi bộ phận kiểm toán. Theo Đạo luật Sarbanes-Oxley của 2002 (SOX), kiểm toán độc lập phải gửi báo cáo đã được kiểm toán tới ban kiểm soát – bao gồm những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính. Những yêu cầu này đòi hỏi phải giới hạn kiểm soát của các CEO đối với bộ phận kiểm toán và đảm bảo ban kiểm soát bao gồm những thành viên có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, chỉ một bộ phận kiểm toán thì không nhận định hết tất cả các rủi ro mà công ty đại chúng đang đối mặt.
    Trong bài này sẽ xem xét quản trị rủi ro toàn doanh nghiệp và điều hành doanh nghiệp. Bài này đưa ra kết luận rằng quản trị rủi ro toàn doanh nghiệp có thể nâng cao hoạt động của công ty cũng như khả năng trên thị trường vốn để ứng phó với các rủi ro nhưng khung pháp lý hiện tại không tạo điều kiện cho quá trình này. Bài viết này đề xuất nên công bố những thông tin liên quan đến quản lý rủi ro vì nó khuyến khích sự minh bạch trong quản lý ở các công ty đại chúng.
    Ngày nay, các công ty đại chúng thường thất bại trong xác định và quản lý các rủi ro. Ví dụ, cuối năm 2007, một cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực thế chấp dưới chuẩn phát sinh từ một trong những "tính toán sai lầm tồi tệ nhất trong lịch sử của quản lý rủi ro". Trong thực tế, hệ thống quản lý rủi ro yếu kém có nguy cơ đe dọa kinh tế vĩ mô và dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính. Trong lịch sử, quản trị rủi ro trong các công ty đại chúng ở Mỹ không phải lúc nào cũng hoạt động tốt. Có thể minh chứng ở trường hợp đưới đây.

    A. Đánh cược với các tranh chấp
    Cuộc chiến của Pennzoil và Texaco là một minh chứng điển hình cho nguy cơ của các cuộc tranh chấp. Vào 3/1/1984, ban điều hành Công ty Getty Oil (cùng với các đơn vị trực thuộc) đã thống nhất bằng miệng là cho phép bán Getty cho Pennzoil. Sau đó Texaco gây cản trở thỏa thuận này bằng cách trả giá cao hơn. Penzoil đã kiện Texaco ra tòa và phải bồi thường một khoản tiền là 11 tỷ USD cho Penzoil, đây là vụ tranh chấp dân sự lớn nhất từ trước đến giờ. Cuối cùng Tecxaco tuyên bố phá sản và mắc nợ 3 tỷ USD. Có thể thấy rằng ban điều hành của Texaco đã không hiểu được rủi ro khi theo đuổi Getty và cũng như thất bại trong những cuộc tranh chấp với chính Penzoil. Báo cáo kiểm toán giúp được rất ít trong việc này, bởi vì phần lớn vụ kiện tụng không được thể hiện trong báo cáo kiểm toán cũng như không được hỗ trợ bởi các chuyên gia pháp lý mà điều này lại rất có ý nghĩa với Ban điều hành.
    B. Quản lý kém nguồn nhân lực
    Việc quản lý kém nguồn nhân lực cũng đem đến nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Ví dụ điển hình là Công ty Texaco Oil (và các cổ đông) trong suốt thời gian mà chủ nghĩa phân biệt chủng tộc bên trong Texaco được đưa ra ánh sáng. Cơn ác mộng về nguồn nhân lực tại Texaco đã bắt đầu từ năm 1994, khi mà những công nhân Mỹ gốc Phi tiến hành một vụ kiện chống lại công ty, cáo buộc phân biệt chủng tộc. Hành vi phân biệt đối xử của Texaco bị phát hiện trong năm 1996, khi mà một nhà điều hành cấp cao đưa ra những cuốn băng ghi âm cho thấy có sự sự thù địch về chủng tộc tồn tại trong doanh nghiệp. Khi các cáo buộc về hành vi sai trái của Texaco nổi lên, các cổ đông công ty thực sự bị choáng váng, làm giá thị trường của công ty giảm gần 1 tỷ đola. Các báo cáo sau đó chứng minh rằng các cuốn băng không phải là trường hợp duy nhất về vấn đề chủng tộc mà còn rất nhiều thứ khác gọi là văn hoá Texaco. Trong năm 1997, Texaco đã trả 176 tỷ đôla, số tiền thanh toán được xem là lớn nhất liên quan đến các vấn đề phân biệt chủng tộc vào thời điểm đó, để giải quyết các khiếu nại của hơn 1300 công nhân người Mỹ gốc Phi. Tình trạng của Texaco cũng trở nên tồi tệ khi bị xã hội lên án gay gắt, nhà đầu tư rút lui và bị người tiêu dùng tẩy chay. Đây chắc chắn là một bằng chứng cho thấy sự sai lầm của hội đồng quản trị khi không kiểm soát được nạn phân biệt chủng tộc trong doanh nghiệp.
    C. Không có hệ thống kiểm soát nội bộ
    Trường hợp điển hình của việc quản lý yếu kém, đó là Ngân hàng Barings bị thiệt hại do phải gánh chịu các tổn thất do một nhà giao dịch lừa đảo. Lỗ hổng trong quản lý rủi ro của Ngân hàng Barings trong hoạt động kinh doanh của mình tại Singapore từ giữa các năm 1993-1995, khi ngân hàng cho phép các cá nhân kinh doanh, Nick Leeson, có thể phát sinh những khoản lỗ lớn nhưng lại không có sự giám sát hiệu quả. Lesson cùng lúc đảm nhận 2 vai trò,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...