Luận Văn Quản trị rủi ro trong việc ứng dụng yếu tố giới tính vào quảng cáo tại việt nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 4/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    Mục lục


    Lời mở đầu_ 2
    Ý nghĩa đề tài 2
    Mục đích nghiên cứu đề tài 2
    Đối tượng và phạm vi 2
    Phương pháp nghiên cứu_ 2
    Bố cục 3
    Tóm tắt đề tài nghiên cứu_ 3
    Mục lục 4
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản trong việc ứng dụng yếu tố giới tính vào quảng cáo_ 6
    Các khái niệm_ 6
    Giới tính là gì?_ 6
    Giới tính trong quảng cáo là gì?_ 6
    Phân loại 7
    Phân loại theo các hình thức giới tính trong quảng cáo_ 7
    Phân loại theo tuổi tác. 8
    Vai trò của yếu tố giới tính trong quảng cáo_ 10
    Quy trình thực hiện quảng cáo và những rủi ro trong quá trình ứng dụng yếu tố giới tính trong quảng cáo tại Việt Nam 11
    Quy trình làm quảng cáo chung: 11
    TVC: 14
    Print art: 17
    Bill board: 19
    Chương 2: Nghiên cứu thực tế việc ứng dụng yếu tố giới tính vào quảng cáo tại Việt Nam_ 22
    TVC Nivea extra Whitening Deodorant 22
    Hình thức giới tính sử dụng trong quảng cáo: 22
    Rủi ro gặp phải sau khi trình chiếu trên phương tiện đại chúng: 22
    Print Ad Nệm Liên Á_ 24
    Những hình thức áp dụng ***_ 24
    Những rủi ro có thể gặp phải: 24
    Hậu quả_ 24
    Chiến dịch Omachi vị Spagetty của Masan_ 25
    Giới thiệu_ 25
    Ứng dụng hình thức ***: 25
    Các rủi ro mà chiến dịch có thể gặp phải: 26
    Thực tế: 26
    Kết quả: 26
    Sản phẩm Miss Saigon_ 27
    Chương 3: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại trong việc ứng dụng yếu tố giới tính vào quảng cáo tại Việt Nam_ 28
    Hạn chế thiệt hại và phòng ngừa rủi ro việc ứng dụng yếu tố giới tính vào TVC_ 28
    Hạn chế thiệt hại 28
    Phòng ngừa rủi ro_ 28
    Hạn chế thiệt hại và phòng ngừa rủi ro việc ứng dụng yếu tố giới tính vào Print Ad_ 29
    Trong khi thực hiện_ 29
    Sau khi thực hiện: 30
    Hạn chế thiệt hại và phòng ngừa rủi ro việc ứng dụng yếu tố giới tính vào Bill Board_ 30
    Chương 4 : Kết luận_ 31
    Ý nghĩa công trình nghiên cứu_ 31
    Kết quả công trình nghiên cứu_ 31
    Những hạn chế của công trình nghiên cứu_ 31
    Lời mở đầu


    Ý nghĩa đề tài

    Cùng với sự phát triển của xã hội ngày nay, Quảng cáo là một trong những nhu cầu và phương tiện hết sức cần thiết trong quá trình hình thành, phát triển và tồn tại của một sản phẩm nói riêng và của một doanh nghiệp nói chung. Nhờ vào Quảng cáo mà có thể giúp cho nhà sản xuất tạo ra nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, tăng sức mua, nâng cao thị phần trên thị trường. Quảng cáo không chỉ tạm thời hỗ trợ cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây còn là công cụ để xây dựng một thương hiệu mạnh. Các hình thức quảng cáo hiện nay thì muôn hình vạn trạng, các nhà sáng tạo luôn tìm ra nhiều hướng mới và đặc sắc hơn cho quảng cáo của mình để gây sự chú ý cho khách hàng mục tiêu. Việc ứng dụng yếu tố giới tính vào trong quảng cáo cũng nằm trong số đó, hình thức này không phải là mới nhưng lại là một trong những hình thức có khả năng gây chú ý rất cao đối với người xem, tuy nhiên đây cũng là một vấn đề còn khá nhạy cảm với văn hóa của một số nước trên thế giới cho nên không ít rủi ro đều phát sinh từ hình thức này. Mỗi cách áp dụng yếu tố giới tính sẽ có những rủi ro riêng biệt mà doanh nghiệp nếu không biết cách ứng phó và đề ra phương hướng hạn chế sẽ có thể để lại những thất bại và thiệt hại rất nghiêm trọng. Với tính chất rủi ro như vậy, việc nghiên cứu quản trị rủi ro trong việc ứng dụng yếu tố giới tính vào quảng cáo là điều cần thiết và không thể thiếu đối với các nhà quảng cáo, marketing nói riêng và các doanh nghiệp nói chung.
    Mục đích nghiên cứu đề tài

    Đề tài được lựa chọn đi sâu vào nghiên cứu với mục đích là tìm hiểu cặn kẽ những rủi ro trong việc ứng dụng yếu tố giới tính vào quảng cáo trên cơ sở đó đánh giá và tìm ra những phương pháp quản trị những rủi ro này một cách nhanh chóng và hạn chế tối đa những thiệt hại mà nó mang lại một cách hợp lý, hiệu quả nhất.
    Đối tượng và phạm vi

    Giới tính là một vấn đề khá nhạy cảm, đặc biệt là với nền văn hóa Á Đông, một nền văn hóa có truyề thống lâu đời và những chuẩn mực đạo đức khắt khe. Việt Nam là một trong những nước có nền văn hóa Á Đông cho nên việc ứng dụng yếu tố giới tính vào quảng cáo tại Việt Nam chắc chắn sẽ gặp không ít rủi ro. Trên cơ sở đó, đề tài đi sâu vào nghiên cứu tại Việt Nam để tìm ra những rủi ro đó và đưa ra phương pháp quản trị rủi ro một cách hiệu quả nhất. Đây cũng sẽ là bài học kinh nghiệm trong tương lai để áp dụng yếu tố này vào trong công việc marketing của từng thành viên trong nhóm ngay tại môi trường này.
    Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp phân tích lý thuyết và thực tiễn thông qua những trường hợp cụ thể mà các doanh nghiệp Việt Nam đã từng gặp và đối phó trong thực tế, từ đó đưa ra những bình luận đánh giá và đề ra phương pháp quản trị rủi ro phù hợp và hiệu quả nhất.
    Bố cục

    Bài nghiên cứu gồm bốn phần chính, phần 1: Những vấn đề cơ bản trong việc ứng dụng yếu tố giới tính vào quảng cáo, phần 2 : Nghiên cứu thực tế qua các case study tại Việt Nam, phần 3 : Giải pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại trong việc ứng dụng yếu tố giới tính vào quảng cáo
    tại Việt Nam, phần 4 : Kết luận. Bốn phần này sẽ được phân chia thành những nội dung nhỏ phân tích từng yếu tố quan trọng trong đề tài, đưa ra những đánh giá, nhận định về những vấn đề cốt lõi mà nhóm rút ra được.
    Tóm tắt đề tài nghiên cứu

    Bài nghiên cứu xoay quanh vấn đề quản trị rủi ro trong việc ứng dụng yếu tố giới tính vào quảng cáo tại Việt Nam. Thông qua phân tích cụ thể cơ sở lý thuyết và thực tiễn tại Việt Nam, bài nghiên cứu như một bức tranh khái quát khái niệm yếu tố giới tính trong quảng cáo là gì và những hình thức ứng dụng của nó đồng thời qua đó làm rõ việc ứng dụng yếu tố giới tính vào quảng cáo sẽ mắc phải những rủi ro gì tại Việt Nam, mức độ thiệt hại của những rủi ro đó, trên cơ sở ấy đề ra những phương pháp quản trị có thể hạn chế và giảm thiểu tối đa thiệt hại của những rủi ro đó mà doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng. Mặc dù, nhóm đã rất nỗ lực và cố gắng nghiên cứu, tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu, nhưng do vấn đề này còn tương đối khá mới và nhạy cảm với nền văn hóa Việt Nam, với thời gian hạn hẹp và kiến thức còn giới hạn nên khó mà tránh khỏi nhiều thiếu sót và hạn chế. Rất mong cô xem xét và đưa ra những góp ý để nhóm rút thêm kinh nghiệm và hoàn thiện tốt hơn trong những bài nghiên cứu khác trong tương lai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...