Luận Văn Quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ( LUẬN VĂN GỒM 73 TRANG CÓ FILE WORD)


    LỜI NÓI ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Với bờ biển dài 3.260 km chưa kể các đảo và vùng đặc quyền kinh tế hơn 1 triệu km2, Việt Nam rất quan tâm đến việc bảo tồn và quản lý các nguồn lợi thủy sản. Bởi lẽ, đây là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Ngày
    25.07.1994, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 63 của Công ước Luật biển; với tư cách là thành viên của Công ước, Việt Nam luôn luôn tôn trọng các điều khoản của Công ước và thực thi những cam kết quốc tế của mình.
    Trong những năm vừa qua, ngành thủy sản nước ta đã có những bước phát triển nhảy vọt. Nếu như năm 1981, sản lượng thủy sản cả nước chỉ có 600 nghìn tấn thì hiện nay đạt hơn 4,3 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu năm 1981 là 15,2 triệu USD, nay tăng lên 4,25 tỷ USD. Việt Nam đã trở thành một trong mười nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Ngành thủy sản tạo việc làm cho hơn bốn triệu lao động, chưa kể những lao động gián tiếp như công nghiệp chế biến, dịch vụ xuất khẩu, hệ thống thương mại, đóng tàu, . Điều đó chứng tỏ ngành thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam.
    Theo ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Trong những năm gần đây, nghề khai thác cá ngừ đại dương phát triển khá nhanh, cả về quy mô công nghiệp đánh bắt hải sản và quy mô nhỏ của hộ ngư dân, đặc biệt là ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Nhận thức được hiệu quả của nghề câu cá ngừ đại dương, thời gian qua, ngành thủy sản xem đây là đối tượng, mục tiêu để phát triển nghề khai thác cá xa bờ” [10]. Chỉ tính riêng trong 5 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang hầu hết các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, Canada, đều tăng trưởng mạnh; đặc biệt, có thị trường Mỹ và Canada tăng hơn 500% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của cả nước đạt gần 100 triệu USD, tăng hơn 100% cả

    về khối lượng lẫn giá trị so với cùng kỳ năm 2009 với giá xuất khẩu trung bình đạt

    3,83 USD/kg [23].

    Tuy nhiên, nghề câu cá ngừ đại dương nói riêng và nghề khai thác các ngừ nói chung bắt đầu phát triển trong khoảng 15 năm trở lại đây. So với các quốc gia khác trong khu vực như Inđônêxia và Nhật Bản chúng ta có xuất phát điểm thấp và chậm hơn nhiều. Vì vậy, trong quá trình khai thác, chế biến và xuất khẩu các doanh nghiệp và ngư dân không thể không tránh khỏi thách thức. Sức ép cạnh tranh trong xuất khẩu ngày càng cao, rào cản kỹ thuật từ các nước liên tục có những thay đổi, trong khi chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm của nước ta chưa đồng bộ; việc khai thác trái phép của một bộ phận ngư dân nước ngoài đã trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của ngư dân và ảnh hưởng đến các mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước trong khu vực. Vấn đề nuôi trồng, đánh bắt xa bờ vẫn còn quy mô nhỏ, lạc hậu. Ứng dụng khoa học, kỹ thuật hạn chế, các mô hình công nghiệp còn ít. Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hiện tuợng nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền đang đe dọa nghiêm trọng đến nghề nuôi thủy sản. Bên cạnh đó, việc tạo thương hiệu cho thủy sản Việt Nam đến nay vẫn chưa làm được. Tình trạng rớt giá liên tục tái diễn mà phần thiệt luôn về phía ngư dân [2].
    Điều đó nói lên một thực tế là có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương hiện nay. Do đó, quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong giai đoạn canh tranh khốc liệt hiện nay. Chính vì vậy, quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu là mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh doanh xuất khẩu thủy sản cả về phương diện lý thuyết lẫn thực tế.
    Xuất phát từ lý do đó, tác giả đã chọn đề tài “Quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu

    - Hệ thống lại những vấn đề lý thuyết cơ bản về quản trị rủi ro.

    - Phân tích thực trạng rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương, thu

    thập dữ liệu để nhận dạng các rủi ro và xác định các nguyên nhân gây ra rủi ro đó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...