Tiến Sĩ Quản trị rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam theo hiệp ước Basel

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 12/5/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2012


    MỤC LỤC
    MỤC LỤC i
    Danh mục viết tắt .iv
    Danh mục bảng biểu . . .vii
    Danh mục hình vẽ . . viii
    CHƯƠNG 1 8
    NHNG VN ĐỀ CHUNG V QUN TR RI RO TRONG KINH DOANH
    CA NGÂN HÀNG THƯƠNG MI THEO HIP ƯỚC BASEL 8
    1.1. Ngân hàng thương mại và quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM
    .8
    1.1.1. Ngân hàng thương mại 8
    1.1.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM 12
    1.1.3. Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM 16
    1.2. Quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM theo Hiệp ước Basel . 22
    1.2.1. Sự ra đời và quá trình phát triển của Hiệp ước Basel . 22
    1.2.2. Nội dung quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM theo Hiệp ước
    Basel . 28
    1.3. Tình hình áp dụng Hiệp ước Basel tại các NHTM của một số nước trên
    thế giới . . 54
    1.3.1. Việc áp dụng Basel tại các NHTM nhóm nước G-10 55
    1.3.2. Việc áp dụng Basel tại các NHTM của một số nước đang phát triển
    ngoài G-10 . 57
    1.3.3. Bài học rút ra từ thực tiễn áp dụng Hiệp ước Basel trong quản trị rủi
    ro tại một số nước trên thế giới . 61

    CHƯƠNG 2 63
    THC TRNG QUN TR RI RO TRONG KINH DOANH CA NHTM
    VIT NAM THEO HIP ƯỚC BASEL . 63
    2.1. Tổng quan về hệ thống NHTM Việt Nam . 63
    2.1.1. Lịch sử hình thành 63
    2.1.2. Năng lực hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam . 67
    2.1.3. Tác động của điều kiện kinh tế vĩ mô đến hoạt động của hệ thống
    NHTM Việt Nam . 72
    2.2. Thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM Việt Nam
    theo Hiệp ước Basel . 77
    2.2.1. Thực trạng quản trị vốn của các NHTM Việt Nam theo Hiệp ước
    Basel . 78
    2.2.2. Thực trạng công tác thanh tra, giám sát hoạt động và tuân thủ các quy
    định pháp luật của hệ thống ngân hàng Việt Nam theo Hiệp ước Basel . 102
    2.2.3. Thực trạng vấn đề công bố thông tin thống kê theo nguyên tắc thị
    trường tại các NHTM Việt Nam . 112
    2.3. Đánh giá chung về hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh của các
    NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel 118
    2.3.1. Các kết quả đạt được . 118
    2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân . 123

    CHƯƠNG 3 130
    GII PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUN TR RI RO TRONG
    KINH DOANH CA CÁC NHTM VIT NAM THEO HIP ƯỚC BASEL 130
    3.1. Đánh giá khả năng áp dụng Hiệp ước Basel trong công tác quản trị rủi ro
    tại các NHTM Việt Nam . 130
    3.1.1. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản trị rủi ro trong kinh
    doanh của các NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel 130
    3.1.2. Định hướng chiến lược phát triển và hội nhập của ngành ngân hàng
    Việt Nam 133
    3.1.3. Cơ hội và thách thức trong việc áp dụng Hiệp ước Basel trong công tác
    quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam . 137
    3.2. Giải pháp tăng cường công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh của
    các NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel . 146
    3.2.1. Nhóm giải pháp đối với Chính phủ và NHNN 146
    3.2.2. Nhóm giải pháp đối với NHTM để đáp ứng các nguyên tắc về vốn tối
    thiểu 148
    3.2.3. Nhóm giải pháp đáp ứng các chuẩn mực của Basel về quy trình rà
    soát, thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng 154
    3.2.4. Nhóm giải pháp nhằm đáp ứng nguyên tắc thị trường, công bố thông
    tin ______________ 162
    3.2.5. Nhóm giải pháp hỗ trợ đối với NHTM để áp dụng thành công hệ thống
    chuẩn mực quản trị rủi ro theo Hiệp ước Basel 164
    3.3. Kiến nghị các điều kiện thực hiện giải pháp tăng cường công tác quản
    trị rủi ro trong kinh doanh của các NHTM theo Hiệp ước Basel . 169
    3.3.1. Về phía bản thân các ngân hàng thương mại . 169
    3.3.2. Về phía Ngân hàng nhà nước . 170
    KẾT LUẬN 172
    Danh mục tài liệu tham khảo
    Phụ lục

    LI M ĐẦU
    1. Tính cp thiết ca đề tài
    Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và trở
    thành xu thế tất yếu đối với bất kỳ nền kinh tế nào. Điều này đặc biệt đúng với các
    nền kinh tế đang phát triển và chậm phát triển, nơi cần rất nhiều vốn cho hoạt động
    đầu tư, trong đó có nền kinh tế Việt Nam.
    Với việc ký kết Hiệp ước thương mại song phương (Bilateral Trade
    Agreement – BTA) với Hoa Kỳ tháng 12 năm 2001 và Việt Nam chính thức trở
    thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization –
    WTO) tháng 11 năm 2006, ngành dịch vụ tài chính ngân hàng của Việt Nam chính
    thức chấp nhận sự hiện diện và cạnh tranh trực tiếp của các định chế tài chính nước
    ngoài trên thị trường nội địa. Các cam kết mở cửa của Việt Nam với tư cách là
    thành viên của khối APEC và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN với lộ
    trình cụ thể cho việc mở cửa từng ngành kinh tế vừa là cơ hội để ngành tài chính
    ngân hàng Việt Nam phát triển và mở rộng thị trường, nhưng đồng thời cũng là
    những thách thức rất rõ ràng, rất thực tế. Việc làm thế nào để hệ thống ngân hàng
    thương mại và các dịch vụ tài chính Việt Nam thực sự đóng góp vào quá trình phát
    triển của một nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng
    xã hội chủ nghĩa đã trở thành vấn đề cấp thiết cần giải quyết hơn bao giờ hết.
    Hơn hai thập kỷ qua, ngành tài chính ngân hàng Việt Nam đã có sự trưởng
    thành và phát triển cả về lượng và chất. Tuy nhiên, theo đánh giá của các tổ chức
    Ngân hàng thế giới (World Bank – WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (International
    Monetary Fund – IMF) và cả những tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn, có uy tín trên
    thế giới về ngành ngân hàng Việt Nam như Fitch Ratings và Moody’s thì công tác
    quản trị nói chung và quản trị rủi ro nói riêng của hầu hết các NHTM đang hoạt
    động tại Việt Nam là từ yếu đến rất yếu. Cho đến thời điểm hiện nay, hầu hết các
    ngân hàng Việt Nam mới chỉ tập trung chú ý đến một loại rủi ro đó là rủi ro tín
    dụng. Trong khi đó, thực tiễn quản trị rủi ro hoạt động NHTM của các nước trên thế
    giới đã tiến một bước xa so với thời điểm quản trị rủi ro tín dụng với sự tập trung
    vào Giá trị danh mục (Porfolio Value) và sử dụng công cụ Giá trị rủi ro (Value at
    risk – VAR), trong đó tính đến cả rủi ro tác nghiệp, rủi ro kinh doanh, rủi ro tổ
    chức,
    Bản chất của mọi hoạt động ngân hàng đều xoay quanh công tác quản trị rủi
    ro. Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra đối với ngành ngân hàng Việt Nam (bao gồm cả
    về cơ chế quản lý nhà nước cũng như thực tiễn hoạt động kinh doanh) hiện tại cũng
    như trong thời gian tới là phải phát triển được những khuôn khổ pháp lý và quy
    trình quản trị rủi ro, giám sát an toàn, tiếp cận dần tới việc áp dụng các nguyên tắc
    và thông lệ quốc tế. Vì chỉ có đáp ứng được các yêu cầu của các nguyên tắc và
    thông lệ quốc tế, các dịch vụ do NHTM Việt Nam cung cấp mới được chấp nhận
    trong các giao dịch tài chính ngân hàng quốc tế. Ngoài ra, ngay cả trên thị trường
    trong nước, quản trị rủi ro theo các nguyên tắc và thông lệ quốc tế giúp các ngân
    hàng thương mại đảm bảo mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của mình.
    Hiệp ước quốc tế về Đo lường vốn và các chuẩn mực về vốn (International
    Convergence of Capital Measurement and Capital Standards) - thường gọi là Hiệp
    ước vốn Basel (Basel Capital Accord) hay Hiệp ước Basel - là thoả thuận về một cơ
    chế quản lý, điều hành và giám sát hoạt động của hệ thống NHTM nhằm mục đích
    quản trị rủi ro, ổn định thị trường tài chính được các ngân hàng trung ương của 10
    nước phát triển là thành viên của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (Bank for
    International Setttlement - BIS) cùng xây dựng và thống nhất áp dụng. Hiệp ước
    Basel đưa ra một loạt các chuẩn mực tính toán tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR –
    Capital Adequacy Ratio), chuẩn mực quản trị rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và
    cơ chế giám sát. Theo lộ trình mà Uỷ ban Basel đặt ra, bắt đầu từ năm 2006, Basel
    chính thức được áp dụng trong khuôn khổ các nước thành viên và trong khối Tổ
    chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and
    Development – OECD). Ngoài ra, có 1 năm để các quốc gia này hiện thực hoá các
    nội dung trong Hiệp ước Basel thành các quy định pháp lý tại quốc gia mình cũng
    như để các nước có quyền phản ánh những mặt chưa phù hợp. Do những lợi ích mà
    các chuẩn mực này mang lại, một loạt các nước không phải thành viên của BIS
    cũng như các nước đang phát triển đã bắt đầu nghiên cứu và áp dụng. Các tổ chức
    tài chính trên khắp thế giới, kể cả trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là những tổ
    chức tài chính có hoạt động kinh doanh ngân hàng quốc tế, đều coi việc áp dụng và
    3
    tuân thủ các chuẩn mực của Hiệp ước Basel là nhiệm vụ và điều kiện tiên quyết đối
    với công tác quản trị rủi ro của mình.
    Tại Việt Nam, sau khi gia nhập WTO, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và
    các tổ chức tín dụng Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện hệ thống
    pháp lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng cũng như nâng cao năng lực quản trị điều
    hành, đặc biệt là năng lực quản trị rủi ro của các NHTM tiến dần từng bước đến các
    thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Theo đó, việc từng bước áp dụng các chuẩn mực
    của Hiệp ước Basel được đặc biệt chú trọng, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính
    và suy thoái kinh tế toàn cầu thời gian qua. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN năm
    2005, quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi quyết định 493/QĐ-NHNN về phân
    loại nợ và trích dự phòng rủi ro; Quyết định 457/QĐ-NHNN năm 2005 và Thông tư
    13/2010/TT-NHNN năm 2010 về quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn tối thiểu;
    Quyết định 36/2006/QĐ-NHNN và Quyết định 37/2006/QĐ-NHNN quy định kiểm
    tra kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng là bước tiến quan
    trọng trong việc từng bước áp dụng các chuẩn mực của Hiệp ước Basel tại
    Việt Nam. Khảo sát thực tế cho thấy đối với các NHTM tại Việt Nam, cùng với quá
    trình phát triển nhanh chóng thời gian qua cả về quy mô hoạt động lẫn cơ cấu sở
    hữu, theo đó sự tham gia của các cổ đông là ngân hàng nước ngoài ngày càng mở
    rộng, những nội dung của Hiệp ước Basel đã có ảnh hưởng lớn trong việc nâng cao
    năng lực quản trị điều hành, nhất là năng lực quản trị rủi ro. Tuy nhiên, quá trình
    triển khai áp dụng các chuẩn mực của Hiệp ước Basel không phải đơn giản, mà đòi
    hỏi phải có thời gian với những điều kiện nhất định và bước đi thích hợp. Với mục
    tiêu hệ thống hóa nội dung của Hiệp ước Basel và đề xuất những nhóm giải pháp
    thực tế giúp các NHTM hoàn thiện hơn quy trình quản trị rủi ro của mình, từng
    bước tiếp cận các chuẩn mực của Basel, nghiên cứu sinh đã lựa chọn nghiên cứu đề
    tài “Qun tr ri ro trong kinh doanh ca ngân hàng thương mi Vit Nam
    theo Hip ướ
    c Basel”.
    2. Tình hình nghiên cu
    Tại Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại có nhiều công trình nghiên cứu
    khoa học xung quanh vấn đề quản trị NHTM nói chung và tăng cường năng lực
    quản trị NHTM ở Việt Nam nói riêng. Các nghiên cứu này hoặc được trình bày
    thành một hoặc một vài chương mục trong những sách về quản trị NHTM như cuốn
    Qun tr ngân hàng thương mi”, PGS., TS. Lê Văn Tề, NXB Thống kê, 1999;
    Ngân hàng thương mi”, Commercial Banking, Edward W.Reed, Edward K.Gill,
    4th Edition, US Prentice Hall - Bản dịch, NXB Thống kê, 2004; “Ngân hàng thương
    mi” – Commercial Banking Management - Peter S.Rose, Mc. Gaw-Hill 1999, Bản
    dịch, NXB Tài chính, 2001; “Qun tr ngân hàng thương mi”, Học viện ngân
    hàng, NXB Thống kê, 2001 hoặc được đăng tải trên nhiều bài báo và bài nghiên cứu
    được đăng trên Tạp chí ngân hàng (NHNNVN), Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ
    (Hiệp hội ngân hàng Việt Nam).
    Tuy nhiên những nghiên cứu về Hiệp ước Basel và ý nghĩa ứng dụng của
    Hiệp ước này trong quản trị NHTM còn rất ít. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
    ngành “Nhng gii pháp để h thng ngân hàng thương mi Vit Nam tiếp cn và
    áp dng h thng chun mc đánh giá ngân hàng an toàn theo tha ước Basel”, TS.
    Tô Thị Ánh Dương, mã số: KHN2004-11, 2007 là một công trình nghiên cứu có
    quy mô lớn và hoàn chỉnh nhất từ trước tới nay về nội dung Hiệp ước Basel và áp
    dụng tại Việt Nam. Song mục tiêu nghiên cứu của đề tài đặt nhiều trọng tâm vào
    công tác thanh tra giám sát và đánh giá an toàn như là một chức năng của Ngân
    hàng Nhà nước Việt Nam đối với hệ thống NHTM Việt Nam. Ngoài ra, có một vài
    bài viết giới thiệu về sự ra đời của Hiệp ước vốn như “Basel s làm khó dòng vn
    vào Vit Nam” của tác giả Hồng Phúc đăng trên website www.vnn.vn, “Chưa có l
    trình áp dng Basel cho ngân hàng” của tác giả Song Linh trên website
    www.vnexpress.net, “Nhng thách thc t Basel đối vi ngành ngân hàng” trên
    website www.vneconomy.com. Các nghiên cứu trên mới chỉ sơ khảo phần nào về
    nội dung của Hiệp ước Basel, do tính mới mẻ của Hiệp ước này.
    Do vậy, có thể khẳng định đây là luận án tiến sỹ kinh tế đầu tiên nghiên cứu
    một cách hệ thống và toàn diện về các nội dung của Hiệp ước Basel với ý nghĩa là
    những chỉ dẫn về giám sát an toàn và quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM
    Việt Nam và khả năng áp dụng Hiệp ước này vào thực tiễn quản trị rủi ro của
    NHTM Việt Nam.

    3. Mc đích nghiên cu
    Trên cơ sở tìm hiểu về các nội dung trong Hiệp ước Basel với tư cách là
    chuẩn mực về quản trị rủi ro và giám sát an toàn trong hoạt động của NHTM, luận
    án phân tích khả năng và chứng minh sự cần thiết phải áp dụng các chuẩn mực quản
    trị rủi ro theo Basel vào hệ thống NHTM Việt Nam. Dựa trên sự phân tích, nghiên
    cứu thực trạng quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam theo các trụ cột của Hiệp
    ước Basel, Luận án đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho
    các NHTM Việt Nam dựa trên các nội dung của Hiệp ước Basel trong bối cảnh nền
    kinh tế nói chung và ngành tài chính – ngân hàng Việt Nam nói riêng đang hội nhập
    ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...