Thạc Sĩ Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP. Hồ Chí Min

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="class: itemDisplayTable"]
    [TR]
    [TD="class: metadataFieldLabel"]Tựa đề: [/TD]
    [TD="class: metadataFieldValue"]Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển TP. HCM[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: metadataFieldLabel"]Từ khóa: [/TD]
    [TD="class: metadataFieldValue"]Quản trị
    Rủi ro
    Hoạt động
    Luận văn thạc sĩ
    Tín dụng
    Ngân hàng đầu tư và phát triển TP.HCM[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: metadataFieldLabel"]Ngày phát hành: [/TD]
    [TD="class: metadataFieldValue"]24-Apr-2009 [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: metadataFieldLabel"]Nhà xuất bản: [/TD]
    [TD="class: metadataFieldValue"]Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: metadataFieldLabel"]Series/Report no.: [/TD]
    [TD="class: metadataFieldValue"]Tp. Hồ Chí Minh
    2006
    83tr.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="class: metadataFieldLabel"]Tóm tắt: [/TD]
    [TD="class: metadataFieldValue"]CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TP.HCM CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TP.HCM[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Ý nghĩa của đề tài i
    2. Mục tiêu nghiên cứu ii
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ii
    4. Phương pháp nghiên cứu iii
    5. Tính mới của đề tài iii
    6. Kết cấu của đề tài iv


    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
    1.1 Tín dụng và rủi ro tín dụng
    1.1.1 Tín dụng .1
    1.1.2 Rủi ro tín dụng .3
    1.2 Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng
    1.2.1 Khái niệm .6
    1.2.2 Ý nghĩa 7
    1.2.3 Nguyên tắc 7
    1.2.4 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng .7
    1.3 Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng nước
    ngoài
    1.3.1 Ngân hàng Hongkong and Shanghai Banking Corporation (HSBC) .14
    1.3.2 Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) 17
    1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho các NHTM Việt Nam .19
    Kết luận chương 1

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TP HỒ CHÍ MINH
    2.1. Giới thiệu về BIDV-HCMC
    2.1.1 Giới thiệu sơ lược về BIDV 21
    2.1.2 Giới thiệu về BIDV-HCMC .21
    2.1.3 Tình hình hoạt động của BIDV-HCMC trong những năm qua 24
    2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại BIDV-HCMC
    2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng 26
    2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng 28
    2.3 Kết quả điều tra nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
    2.3.1 Bảng câu hỏi điều tra .31
    2.3.2 Quy mô điều tra 33
    2.3.3 Kết quả điều tra 33
    2.4 Phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại BIDV-HCMC trong
    thời gian qua
    2.4.1 Nguyên nhân khách quan .36
    2.4.2 Nguyên nhân thuộc về khách hàng vay .41
    2.4.3 Nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị ngân hàng .42
    2.5 Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV-HCMC
    2.5.1 Chính sách tín dụng 46
    2.5.2 Công tác phân loại rủi ro và nhận diện rủi ro 48
    2.5.3 Công tác phòng ngừa rủi ro, khắc phục và xử lý rủi ro tín dụng 49
    Kết luận chương 2

    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV-HCMC

    3.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp
    3.2 Căn cứ đề xuất các giải pháp
    3.2.1 Căn cứ định hướng phát triển của nền kinh tế .54
    3.2.2 Căn cứ định hướng phát triển của Ngành ngân hàng .55
    3.2.3 Căn cứ tình hình hoạt động tín dụng của BIDV-HCMC 56
    3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín
    dụng tại BIDV-HCMC
    3.3.1 Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả 56
    3.3.2 Xây dựng cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả 57
    3.3.3 Quản lý và giám sát rủi ro tín dụng trong và sau khi cho vay 60
    3.3.4 Xây dựng và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nội bộ .60
    3.3.5 Đổi mới phương thức cho vay trong điều kiện hội nhập .61
    3.3.6 Đào tạo nguồn nhân lực quản trị rủi ro tín dụng 62
    3.3.7 Xây dựng văn hóa quản trị rủi ro 63
    3.4 Một số kiến nghị
    3.4.1 Đối với Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam 64
    3.4.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước .68
    3.4.3 Đối với Nhà nước 71
    Kết luận chương 3

    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC



    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Ý nghĩa của đề tài:

    Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội nước ta đã có bước
    phát triển mới, toàn diện hơn và vững chắc hơn so với các thời kỳ trước đó. Kinh
    tế tăng trưởng với tốc độ năm sau cao hơn năm trước: năm 2003 là 7,34%; 2004
    là 7,69% và 2005 là 8,4%, bình quân 3 năm đạt 7,8%. Các Ngân hàng thương
    mại cũng đã có nhiều đổi mới, phát triển và thể hiện vai trò “chìa khoá” trợ giúp
    cho các doanh nghiệp và cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
    Cho đến nay tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu của các Ngân hàng
    thương mại và đây cũng là hoạt động đem lại thu nhập chính của các ngân hàng.
    Tuy nhiên, thực tế đỗ vỡ tín dụng sau cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực năm
    1997 và hàng loạt các vụ án lớn như: Tamexco, Epco-Minh Phụng, Trần Xuân
    Hoa cho thấy hoạt động tín dụng cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm tàng. Tổn
    thất trong giai đoạn này đối với hệ thống ngân hàng là vô cùng nặng nề, không
    chỉ ở tài sản, uy tín kinh doanh mà là con người, lòng tin của người dân đối với
    cơ chế, chính sách.
    Trong môi trường hoạt động đầy rủi ro này, đặc biệt tại thị trường TP. Hồ
    Chí Minh, hoạt động kinh doanh tín dụng Ngân hàng đang đứng trước những khó
    khăn, thách thức tiềm ẩn. Trong sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng
    thương mại và sức ép của tiến trình hội nhập, hoạt động tín dụng mặc dù đã có
    nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập, cần đổi mới.
    Quản trị rủi ro tín dụng, tạo sự an toàn trong kinh doanh Ngân hàng phải được
    coi là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho quá trình phát triển Ngân hàng thương
    mại nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nói riêng một cách
    bền vững. Chính vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng đang là mối quan tâm hàng đầu
    trên phương diện lý thuyết cũng như trong thực tiễn.
    Xuất phát từ ý nghĩa đó, tác giả mạnh dạn đóng góp quan điểm của mình qua đề
    tài: “Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư
    và Phát triển TP. Hồ Chí Minh
    ”.

    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng và những bài học kinh
    nghiệm từ các ngân hàng nước ngoài.
    - Thu thập dữ liệu điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng,
    nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng
    tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP Hồ Chí Minh.
    - Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tín
    dụng, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
    quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP.
    Hồ Chí Minh.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là hoạt động tín dụng của Chi nhánh
    Đầu tư và Phát triển TP. Hồ Chí Minh.
    Phạm vi nghiên cứu:
    - Về không gian: tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP.
    Hồ Chí Minh.
    - Về thời gian: chủ yếu từ năm 2003 đến 6 tháng đầu năm 2006.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp điều tra: Để tìm ra các nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro
    tín dụng trong hoạt động ngân hàng, tác giả đã gửi mẫu phiếu điều tra tới các
    nhà lãnh đạo, các chuyên viên đang công tác tại các bộ phận tín dụng và thẩm
    định thuộc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP Hồ Chí Minh và các
    ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn.
    - Phương pháp phân tích thống kê, so sánh và tổng hợp: Kết hợp kết quả
    điều tra với các số liệu từ báo cáo tổng kết cuối năm tại Chi nhánh Ngân hàng
    Đầu tư và Phát triển TP Hồ Chí Minh để phân tích, đánh giá, so sánh và tổng
    hợp.
    - Phương pháp tư duy: tác giả sử dụng phương pháp tư duy logic trong
    phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng và đề xuất các giải pháp.
    5. Tính mới của đề tài
    Việt Nam chúng ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế mà trong đó chuẩn bị
    hội nhập tài chính là một công việc rất quan trọng để quyết định chúng ta có thể khai
    thác tối đa các lợi ích từ hội nhập quốc tế mang lại hay Việt Nam chúng ta lại bị các
    yếu tố bất lợi của hội nhập quốc tế ảnh hưởng.
    Nhận thức được tầm quan trọng đó, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra các
    quy định có tính định hướng cao cho các Ngân hàng thương mại như Quyết định
    493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
    phòng của ngân hàng, Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 về các
    tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Các quy định này đã được
    Ngân hàng Nhà nước xây dựng dựa trên định hướng của những chuẩn mực và
    thông lệ quốc tế, trong đó vận dụng một số nguyên tắc của Ủy ban Basel tạo
    tiền đề cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam gia nhập thị trường tài chính ngân
    hàng thế giới. Do đó, đây là đề tài đầu tiên dựa trên các quy định mới của Ngân
    hàng Nhà Nước Việt Nam để phân tích, đánh giá đúng thực trạng rủi ro tín dụng
    và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát
    triển TP. Hồ Chí Minh nhằm tìm ra các giải pháp giúp công tác quản trị rủi ro tín
    dụng tại ngân hàng hiệu quả hơn để hoạt động ngân hàng theo sát với các chuẩn
    mực quốc tế, chuẩn bị cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    6. Kết cấu của đề tài:
    Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở khoa học về quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng.
    Chương 2: Thực trạng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân
    hàng Đầu tư và Phát triển TP. Hồ Chí Minh.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro
    trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP. Hồ
    Chí Minh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...