Luận Văn Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh huế

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN THỨ NHẤT - ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO đã mang lại nhiều thuận lợi cho sự phát triển cho nền kinh tế chung của cả nước. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đồng nhất với quá trình tự do hoá tài chính ngày càng cao khiến môi trường hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM) có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, làm tăng sức ép buộc các NHTM trong nước phải hoàn thiện mình hơn nếu không muốn bị loại khỏi “cuộc chơi”.
    Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại là một trong những hoạt động truyền thống và quan trọng, “ở một số ngân hàng lợi nhuận thu được từ tín dụng chiếm từ 60 - 70% trên tổng thu nhập”. [15] .Đây là một trong những hoạt động cạnh tranh gay gắt với sự ra đời của các ngân hàng thương mại cổ phần. Các ngân hàng thương mại (NHTM) đã tận dụng được lợi thế của mình ra đời trước có thương hiệu và chiếm thị phần lớn trên thị trường tài chính trong nước. Các ngân hàng TMCP mặc dù ra đời sau, nhưng cũng khẳng định mình bằng công nghệ hiện đại, con người và chiến lược marketing từng bước giữ vững vị trí của mình trên thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam.
    Cho dù các ngân hàng đã và đang phát triển, đang trong quá trình hoàn thiện hay ở giai đoạn mở rộng quy mô thì việc quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng vô cùng quan trọng, nhất là rủi ro hoạt động tín dụng, khi trên thực tế lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập. Do đó, việc quản trị rủi ro tốt sẽ mang lại sự an toàn cho hoạt động ngân hàng và phòng ngừa được những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai.
    Môi trường tài chính đang mang lại cho ngân hàng có nhiều cơ hội gia tăng lợi nhuận và nhiều áp lực cạnh tranh và những rủi ro lớn. Vì vậy, việc quản trị rủi ro trở thành một trong những vũ khí cạnh tranh sắc bén trong ngành.
    Từ những lý do nêu trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HUẾ” để làm chuyên đề tốt nghiệp.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Đề tài nghiên cứu nhằm đạt các mục đích sau:
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu như: Tín dụng, tíndụng ngân hàng, rủi ro và các loại rủi ro, rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro trong hoạt động tín dụng .
    - Đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại đơn vị nghiên cứu.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả họat động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của đơn vị nghiên cứu.

    3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề cơ bản của tín dụng ngân hàng
    - Hoạt động cho vay, bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, đầu tư, thấu chi và về những rủi ro của các hoạt động trên. Nghiên cứu rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng và công tác quản trị rủi ro của NHTMCP NT CN Huế.

    4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    + Không gian: Nghiên cứu các hoạt động tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP NT CN Huế.
    + Thời gian: Các dữ liệu thu thập từ năm 2007 đến 2009.

    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    5.1 Phương pháp điều tra và phân tích số liệu điều tra
    Trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân gia quyền, lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn, tốc độ phát triển liên hoàn, phương pháp dãy số theo thời gian và phương pháp so sánh, các phương pháp thống kê kinh tế để tiến hành các hoạt động thu thập, điều tra và phân tích số liệu.
    5.2 Phương pháp thu thập số liệu
    + Nguồn sử dụng số liệu: Các số liệu và thông tin về hoạt động tín dụng được thu thập từ các báo cáo qua các năm của Vietcombank Huế như: Báo cáo tổng kết; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo tài chính, Báo cáo phát hiện, Báo cáo phân loại nợ và trích lập, xử lý dự phòng rủi ro và Báo cáo tổng kết của NHNN Thừa Thiên Huế cũng như các tư liệu nghiên cứu hiện có về Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng đã được đăng tải trên các báo, tạp chí và trên Internet
    + Phương pháp phân tích thống kê.
    5.3 Tổng hợp và phân tích tài liệu
    Tổng hợp tài liệu được thực hiện bằng phương pháp phân tổ thống kê theo chỉ tiêu mức dư nợ mà các cán bộ tín dụng đang quản lý , nghiên cứu các nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng và các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng. Sau khi tổng hợp các tài liệu, vận dụng các phương pháp số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, phương pháp dãy số theo thời gian, phương pháp so sánh, liên hệ và phân tích xác định mối quan hệ giữa các nhân tố.
    5.4 Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo
    Quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng các phương pháp thu thập ý kiến của những chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, các nhà chiến lược và tham khảo kinh nghiệm công tác quản trị rủi ro để làm căn cứ cho việc đưa ra các giải pháp hạn chế một cách có hiệu quả, và làm cơ sở cho các đề xuất, cũng như giải pháp mang tính thực tiễn, có sức thuyết phục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...