Tiểu Luận Quản trị rủi ro trong hoạt động franchise đối với người mua

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 5
    I. Những lý luận cơ bản về franchise. 6
    1. Khái niệm franchise. 6
    2. Lịch sử phát triển của franchise trên thế giới và Việt Nam 6
    3. Các hình thức cơ bản của franchise. 7
    4. Đặc điểm bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền trong franchise (franchisor và franchisee) 8
    4.1. Quan hệ cơ bản giữa người mua và người bán. 8
    4.2. Lợi ích đối với bên mua và bên bán khi sử dụng franchise. 9
    4.3. Nhược điểm của mô hình franchise. 11
    II. Phân tích rủi ro đối với người mua-franchisee. 11
    1. Quy trình mua nhượng quyền trong hoạt động franchise. 11
    1.1. Trước khi triển khai hợp đồng nhượng quyền franchise. 11
    1.2. Triển khai hợp đồng nhượng quyền franchise. 14
    1.3. Kết thúc hợp đồng nhượng quyền franchise. 15
    2. Phân tích rủi ro đối với người mua nhượng quyền franchise. 15
    2.1. Rủi ro do môi trường tự nhiên. 15
    2.2. Rủi ro do môi trường văn hóa. 15
    2.3. Rủi ro trong quy trình mua nhượng quyền của người mua-franchisee. 16
    III. Tình huống rủi ro đối với frachisee đã xảy ra và bài học kinh nghiệm 19
    1. Tình huống ký kết hợp đồng với Butterfly Pizza (rủi ro do bên mua đưa thông tin sai lệch và người bán không xem xét kỹ trước khi thỏa thuận). 19
    2. Tình huống Trung Nguyên (rủi ro cạnh tranh với chính đối thủ trong cùng hệ thống). 21
    3. Cơm tấm Mộc (đối tác tại Hà Nội gặp khó khăn do văn hóa 2 miền khác nhau). 23
    IV. Phòng ngừa và khắc phục rủi ro đối với bên nhận quyền thương mại-franchisee. 24
    1. Lựa chọn bên bán nhượng quyền. 24
    2. Lựa chọn vị trí kinh doanh. 27
    3. Tính toán chi phí 29
    4. Luật pháp và hợp đồng. 31
    KẾT LUẬN 33


    LỜI MỞ ĐẦU
    Franchise được đánh giá là một mô hình kinh doanh ít rủi ro nhất trong tất cả các mô hình kinh doanh đối với người bán và cả người mua. Chính vì thế mà ở Việt Nam hiện nay cụm từ này đang rất nóng từ khi nước ta hội nhập kinh tế toàn cầu, mua franchise cũng là một cơ hội, một lựa chọn để doanh nghiệp và cá nhân vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có rủi ro, thực tế đã cho thấy không hoàn toàn đơn giản.
    Xuất phát từ một vài ý tưởng hay đúng hơn là giấc mơ của một vài bạn trong nhóm, tương lai không xa sẽ chở thành một franchisee; đứng ra mua, kinh doanh và làm chủ một vài cửa hàng của thương hiệu nổi tiếng nhất nhì thế giới. Vì vậy mà nội dung của bài nghiên cứu này nhằm mục đích trang bị cho chính bản thân những kiến thức cần thiết về kinh doanh franchise để cuối cùng đưa ra quyết định nên mua hay không? Và nếu mua thì nên mua thương hiệu nào, mua như thế nào, xây dựng và điều hành cửa hàng như thế nào để phòng chống được rủi ro tới với mình tốt nhất.
    1. Giới hạn đề tài
    Đề tài tập trung vào nghiên cứu hoạt động franchise của người mua nhượng quyền ở Việt Nam trong ngành thực phẩm (đồ ăn nhanh).
    2. Phương pháp nghiên cứu
    @ Nghiên cứu định tính
    @ Phương pháp “case study” để phân tích cho những những rủi ro đã đề cập
    3. Kết cấu đề tài:
    I. Những lý luận cơ bản về franchise
    II. Quy trình mua franchise và những rủi ro cho người mua franchise
    III. “Case study” và bài học kinh nghiệm
    IV. Đề xuất của nhóm để phòng chống rủi ro cho người mua franchise

    I. Những lý luận cơ bản về franchise
    1. Khái niệm franchise
    Từ franchise có nguồn gốc từ tiếng Pháp là “franc” có nghĩa là “free” (tự do). Franchise là một phương thức nhân rộng thương hiệu, nhân rộng mô hình kinh doanh có xuất xứ từ Châu Âu cách đây cả trăm năm nhưng lại phát triển mạnh nhất tại Mỹ. Theo định nghĩa từ tự điển Anh Việt của Viện Ngôn ngữ học thì franchise có nghĩa là nhượng quyền kinh doanh hay cho phép ai đó chính thức được bán hàng hóa hay dịch vụ của một công ty ở một khu vực cụ thể nào đó. Còn theo định nghĩa của tự điển Webster thì franchise là một đặc quyền được trao cho một người hay một nhóm người để phân phối hay bán sản phẩm của chủ thương hiệu. Nói khác hơn thì franchise là một phương thức tiếp thị và phân phối một sản phẩm hay dịch vụ dựa trên mối quan hệ giữa hai đối tác; một bên gọi là franchisor (bên nhượng quyền hay chủ thương hiệu) và một bên gọi là franchisee (bên được nhượng quyền hay mua franchise). Hai bên đối tác này sẽ ký một hợp đồng, gọi là hợp đồng franchise.
    Do đó cũng có định nghĩa cho rằng franchise là một loại hợp đồng, thỏa thuận giữa hai bên, có thể bằng văn viết hay văn nói. Theo Hội đồng Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (Federal Trade Commission) định nghĩa franchise như sau: “Franchise là một hợp đồng hay một thỏa thuận giữa ít nhất hai người, trong đó: Người mua franchise được cấp quyền bán hay phân phối sản phẩm, dịch vụ theo cùng một kế hoạch hay hệ thống tiếp thị của người chủ thương hiệu. Hoạt động kinh doanh của người mua franchise phải triệt để tuân theo kế hoạch hay hệ thống tiếp thị này gắn liền với nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng, khẩu hiệu, tiêu chí, quảng cáo và những biểu tượng thương mại khác của chủ thương hiệu. Người mua franchise phải trả một khoản phí, trực tiếp hay gián tiếp, gọi là phí franchise.”
    Theo Luật nhượng quyền thương mại của Việt Nam: “ Nhượng quyền thương mại (NQTM) là một hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận nhượng quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hai điều kiện chính như sau:
    1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương hiệu, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
    2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận nhượng quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”.
    2. Lịch sử phát triển của franchise trên thế giới và Việt Nam
    Sự lớn mạnh của mô hình kinh doanh franchise thật sự chỉ bắt đầu sau Thế chiến thứ hai khi hàng loạt thương hiệu trong các ngành dịch vụ, bán lẻ, chuỗi khách sạn, nhà hàng thức ăn nhanh ra đời. Mô hình kinh doanh franchise sau đó ngày càng phát triển và phổ biến khắp thế giới và đặc biệt là trong thập niên 90. Trong số đó không thể không kể đến các thương hiệu đã gắn liền với văn hóa nước Mỹ như McDonald’s, Jiffy Lube, Jani King, Holiday Inn, Dairy Queen, Quality Inn, Burger King, Subway, Midas Muffler, Dunkin’s Donuts, 7-Eleven đánh dấu một mô hình thành công và ít rủi ro nhất trong các mô hình hoạt động kinh doanh (theo thống kê
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...