Tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng thể nhân: Thế nào và lúc nào?

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quản trị rủi ro tín dụng thể nhân: Thế nào và lúc nào?

    “Chữ tín quý hơn vàng” là câu nói cửa miệng của giới kinh doanh. Sẽ không có bất kỳ hợp đồng kinh tế nào được thực hiện nếu như các đối tác không tin tưởng lẫn nhau. Khó ở chỗ niềm tin là thứ trừu tượng dù vẫn được xây dựng trên cơ sở những điều mắt thấy, tay sờ, và đôi lúc là cả tai nghe nữa.

    Hãy khoan nói tới việc đối tác phá sản hay vỡ nợ, cho dù có tin tưởng họ tới mức nào, hợp đồng cam kết chặt chẽ ra sao, doanh nghiệp vẫn không tránh khỏi cảnh hàng tới chậm, thanh toán trễ Tổn thất phát sinh không phải bao giờ cũng được bù đắp bởi nhiều lý do: giữ quan hệ bạn hàng, hỗ trợ đối tác Ngay cả khi nhận được bồi hoàn về kinh tế thì doanh nghiệp vẫn phải gánh chịu thiệt thòi về uy tín với đối tác thứ ba. Bởi vậy, trong bất kỳ mô hình kinh doanh nào, phức tạp hay đơn giản, công tác quản trị luôn quan tâm tới các tình huống bất ngờ với hai khái niệm: thời gian và rủi ro.

    Trong hoạt động tín dụng, hai khái niệm vừa nêu càng rõ ràng và quan trọng. Với ngân hàng, tín dụng là niềm tin. Vì sao mọi người gửi tiền vào ngân hàng? Vì họ tin rằng đây là nơi giữ tiền an toàn nhất. Vì sao ngân hàng cho vay? Vì tin vào khả năng trả nợ của khách hàng. Không còn niềm tin, ngân hàng sẽ không còn tồn tại!

    quantriruiro.jpgVài năm trở lại đây, tăng trưởng kinh tế và mức thu nhập ngày một cao hơn đã khiến nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của giới nhân viên, công chức tăng lên. Dịch vụ đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên đặc biệt phát triển với sự đa dạng của các loại thẻ: thấu chi, tín dụng, ghi nợ . Theo ước tính của một bài báo đăng trên Vietnamnet tháng 12-2005, tốc độ tăng trưởng bình quân trong năm 2005 của thị trường thẻ ở Việt Nam là 300%, có ngân hàng tăng trưởng tới mức 400%.

    Với sáu triệu khách hàng như thế (cũng theo ước tính của bài báo trên), các ngân hàng thương mại hiện đang xử lý một khối lượng công việc đồ sộ trong quản trị rủi ro các khoản tín dụng thể nhân. Chỉ lấy một ví dụ đơn giản ở công đoạn xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân (nghiệp vụ đầu tiên cần tiến hành trước khi ngân hàng ra quyết định cho vay).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...