Luận Văn Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 24/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU​
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Nghị Quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã đề ra phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó thể hiện quyết tâm tiếp tục thúc đẩy quá trình cải cách kinh tế theo hướng hoàn thiện hóa thể chế thị trường và chủ động hội nhập, đưa Việt Nam tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Thách thức lớn mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt là khoảng cách phát triển kinh tế giữa nước ta và các nước khác là rất lớn, vì thế công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành kinh tế mũi nhọn ngày càng trở nên bức xúc. Nhưng đồng thời, hội nhập kinh tế cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu rộng vào phân công lao động quốc tế, làm tiền đề cho sự phát triển lâu dài, bền vững của nền kinh tế Việt Nam.

    Hệ thống ngân hàng vừa là bà đỡ, vừa là xương sống của nền kinh tế thị trường. Đảm bảo sự cân bằng, ổn định và lành mạnh trong hoạt động của toàn bộ hệ thống là một trong những điều kiện cốt yếu, tạo cơ sở cho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững.

    Hoạt động ngân hàng, trong đó hoạt động tín dụng rất nhạy cảm và luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro. Không có một ngân hàng nào, dù có qui mô lớn mạnh cả về mạng lưới lẫn nguồn lực về vốn để có thể tự xem mình đã có đủ uy tín và tiềm lực, tự đứng vững trên thị trường trong mọi tình huống. Chỉ một sự cố bất thường xảy ra, nếu không có biện pháp xử lý phù hợp kịp thời cũng có thể dẫn đến đổ vỡ không chỉ ngân hàng đó mà còn phản ứng dây chuyền sang hàng loạt các ngân hàng khác, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến cả hệ thống.

    Cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ tại châu Á năm 1997 đã làm cho nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính của các nước trong khu vực bị phá sản. Nhiều ngân hàng nhỏ ở Thái lan, Nhật Bản, Indonesia, Philippines . đã phải sáp nhập hoặc bị các ngân hàng lớn mua lại, nhiều công ty tài chính, môi giới chứng khoán đã bị phá sản.

    Ở Việt Nam, vào những năm 1989- 1990, cũng đã xảy ra tình trạng người dân đổ xô đi rút tiền gửi tại các quỹ tín dụng, gây ra sự đổ vỡ hàng loạt quỹ tín dụng. Đây là lần đổ vỡ đầu tiên có tính dây chuyền của các tổ chức tín dụng Việt Nam khi chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổ vỡ đã gây tổn thất lớn cho các quỹ tín dụng và hệ thống ngân hàng, người gửi tiền và nền kinh tế nói chung, đặc biệt đã ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tin của người gửi tiền, mà chúng ta đã phải mất một thời gian dài mới lấy lại được.

    Thời gian gần đây, không ít lần Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phải can thiệp để cứu vãn tình thế và khôi phục hoạt động cho một số NHTM cổ phần, vì những lý do khác nhau, có nguy cơ bị lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

    Nếu những tổn thất do rủi ro trong hoạt động tín dụng gây ra ở mức kiểm soát được thì việc xử lý tương đối dễ dàng trong giới hạn cho phép của quỹ dự phòng bù đắp rủi ro của TCTD. Nhưng khi tổn thất lớn, vượt quá khả năng xử lý của TCTD thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng, gây hậu quả khó lường không những cho chính TCTD đó, mà còn cho cả những TCTD và doanh nghiệp khác có liên quan, ảnh hưởng tới quyền lợi người gửi tiền và cuối cùng, ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế, và là nguy cơ tiềm ẩn cho khủng hoảng tài chính.

    Với vai trò trung gian trên thị trường tài chính, ngân hàng thực hiện chức năng “đi vay để cho vay”. Vì thế, ngân hàng gánh chịu rủi ro từ cả 2 phía: Người đi vay và người cho vay. Đứng trên giác độ là người đi vay, rủi ro tín dụng xảy ra khi người gửi tiền rút trước hạn; còn đứng trên giác độ là người cho vay, rủi ro tín dụng xảy ra khi người vay hoàn trả tiền vay không đúng với hợp đồng tín dụng đã ký kết với ngân hàng.

    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, NHNT cũng như các ngân hàng thương mại (NHTM) quốc doanh khác phải đương đầu với quá trình cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng liên doanh, ngân hàng cổ phần và sự thâm nhập của ngân hàng nước ngoài. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNT) đang từng bước đổi mới các hoạt động của mình, trong đó hoạt động tín dụng giữ vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của NHNT là bên cạnh việc mở rộng tín dụng phải có các biện pháp hữu hiệu để nhận biết, phòng ngừa và hạn chế các rủi ro trong hoạt động tín dụng, làm lành mạnh hóa các hoạt động của Ngân hàng.

    Xuất phát từ những góc độ tiếp cận, phân tích trên, đề tài luận văn thạc sĩ “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng của NHNT đã được lựa chọn.

    2. Mục đích nghiên cứu:
    Đề tài được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng của NHNT, phát hiện những rủi ro để tìm ra các giải pháp hạn chế nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đáp ứng đòi hỏi của thị trường khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.

    3. Tình hình nghiên cứu:
    Các giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng không phải là một vấn đề chỉ đặt ra cho ngành ngân hàng tại các nước đang phát triển mà chính tại các cường quốc về dịch vụ ngân hàng. Chính vì lẽ đó, các nhà nghiên cứu, các nhà kinh tế vẫn không ngừng nghiên cứu vấn đề này nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng, phát triển của mình.
    Tuy nhiên, tại Việt Nam các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng chỉ được mọi người biết đến khi Dự án Hiện đại hóa ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được triển khai tại bốn ngân hàng thương mại Việt Nam. Vì vậy, có thể khẳng định, cho đến nay chưa có nhà nghiên cứu nào thực sự đi sâu tìm hiểu, khai thác vấn đề này.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu: Là rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHNT.
    Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay, bảo lãnh, chiết khấu của NHNT từ năm 2001 đến năm 2005 (giai đoạn thực hiện chương trình tái cơ cấu của NHNT).

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Đề tài tập trung nghiên cứu:
    * Nghiên cứu Lí luận chung trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, các rủi ro phát sinh.
    * Nghiên cứu tình hình hoạt động tín dụng của NHNT nhằm phát hiện những rủi ro của hoạt động này.
    * Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của NHNT.

    6. Phương pháp nghiên cứu:
    Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Các phương pháp cơ bản được tác giả sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài:
    * Phương pháp duy vật biện chứng;
    * Phương pháp tiếp cận lịch sử/logic;
    * Phương pháp phân tích, tổng hợp.
    * Phương pháp chuyên gia.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...