Thạc Sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh hậu giang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH HẬU GIANG
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM TẠ ii
    MỤC LỤC .iii
    DANH MỤC BẢNG . vii
    DANH MỤC HÌNH . viii
    DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT . ix
    PHẦN MỞĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞLÝ LUẬN VỀQUẢN TRỊRỦI RO TÍN DỤNG TRONG
    NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . 5
    1.1 TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . 5
    1.1.1 Các khái niệm . 5
    1.1.2 Ý nghĩa của hoạt động tín dụng đối với ngân hàng thương mại . 6
    1.2. RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . 6
    1.2.1. Các khái niệm 6
    1.2.2. Đặc điểm của rủi ro tín dụng . 7
    1.2.3. Biểu hiện của rủi ro tín dụng . 8
    1.2.3.1. Nợ xấu . 8
    1.2.3.2. Các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng . 11
    1.2.4. Nguyên nhân rủi ro tín dụng 12
    1.2.4.1 Nguyên nhân khách quan . 12
    1.2.4.2. Nguyên nhân chủ quan . 14
    1.2.4.3. Nguyên nhân từ phía khách hàng đi vay 22
    1.2.4.4. Nguyên nhân khác 23
    1.2.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng . 24
    1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG 26
    1.3.1. Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng . 26
    Trang iv
    1.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng . 26
    1.3.3. Khung quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng 27
    1.3.3.1. Hoạch định chiến lược hoạt động tín dụng 28
    1.3.3.2. Xác định rủi ro hiện có và rủi ro tiềm tàng 28
    1.3.3.3. Xây dựng các chính sách và quy trình tín dụng . 29
    1.3.3.4. Giám sát và kiểm tra tín dụng . 29
    1.3.3.5 Cơ cấu tổ chức 29
    1.3.3.6. Trách nhiệm cá nhân đối với chất lượng tín dụng . 29
    1.3.3.7. Hệ thống tính điểm tín dụng . 29
    1.3.4. Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng . 30
    1.3.5. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng ở một số nước 32
    1.3.5.1. Qu ản trị rủi ro do tập trung tín d ụng bằng biện pháp đặt ra hạn mức phát
    vay 32
    1.3.5.2. Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp trích lập dự phòng . 33
    1.3.5.3. Quản trị hệ thống thông tin tín dụng . 34
    1.3.5.4. Quản trị rủi ro tín dụng bằng các biện pháp kiểm tra, giám sát . 35
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊRỦI RO TÍN DỤNG
    TẠI NGÂN HÀNG BIDV HẬU GIANG 37
    2.1. TỔNG QUAN VỀ BIDV HẬU GIANG . 37
    2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Hậu Giang 37
    2.1.2. Cơ c ấu tổ chức v à sơ đ ồ tổ chức bộ máy của ngân h àng BIDVHậu Giang . 38
    2.1.3. Tình hình nhân sự của ngân hàng BIDV Hậu Giang 39
    2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Hậu Giang giai đoạn 2004-2010 40
    2.1.4.1. Tình hình nguồn vốn: . 40
    2.1.4.2. Hoạt động huy động vốn 42
    2.1.4.3. Hoạt động cho vay 44
    2.1.4.4. Hoạt động khác . 46
    2.1.4.5. Hiệu quả kinh doanh . 46
    2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG BIDV
    HẬU GIANG 49
    Trang v
    2.2.1 Môi trường vĩ mô . 49
    2.2.1.1 Môi trường kinh tế: . 49
    2.2.1.2 Chính trị pháp luật: 49
    2.2.1.3 Khoa học công nghệ: . 50
    2.2.1.4 Văn hóa xã hội: . 50
    2.2.2 Môi trường vi mô . 50
    2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh . 50
    2.2.2.2 Khách hàng . 51
    2.3. THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV HẬU
    GIANG GIAI ĐOẠN 2008-2010 51
    2.3.1. Tình hình dư nợ . 51
    2.3.2. Rủi ro tín dụng tại BIDV Hậu Giang giai đoạn 2008-2010 53
    2.3.3 Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV
    Hậu Giang . 56
    2.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV
    HẬU GIANG 60
    2.4.1. Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng và chính sách tín dụng của BIDV Hậu
    Giang 60
    2.4.2 Quy trình tín dụng của ngân hàng BIDV Hậu Giang . 61
    2.4.3. Tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Hậu Giang 63
    2.4.4 Quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV Hậu Giang 65
    2.4.4.1. Phân loại khoản vay . 66
    2.4.4.2. Nhận diện rủi ro tín dụng 68
    2.4.4.3. Biện pháp ph òng ng ừa, khắc phục v à x ử lý đối với các nhóm dấu hiệu rủi ro 71
    2.4.5. Đánh giá công tác quản lý rủi ro tín dụng trong thời gian qua tại BIDV
    Hậu Giang . 73
    2.4.5.1. Thành tựu . 73
    2.4.5.2. Hạn chế 74
    2.4.6. Bài học kinh nghiệm 76
    Trang vi
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐGIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢQUẢN TRỊ RỦI
    RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH HẬU
    GIANG . 78
    3.1. HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO 78
    3.2. CHẤP HÀNH NGHIÊM QUY CHẾ TÍN DỤNG, QUY TRINH CHO VAY . 79
    3.3. QUẢN LÝ CÓ HIỆU QUẢ CÁC NỢ XẤU VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG
    RỦI RO . 81
    3.4. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH TUYỂN DỤNG,
    ĐÀO TẠO CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ, PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH ĐÃI
    NGỘ ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN . 82
    3.4.1. Về chính sách tuyển dụng 83
    3.4.2. Chính sách đãingộ về thu nhập . 83
    3.4.3. Về chính sách đào tạo 84
    3.5. CHỦ ĐỘNG PHÂN TÁN RỦI RO ĐỂ NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI
    RO 86
    3.6. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC MUA BẢO HIỂM TIỀN GỬI . 86
    KẾT LUẬN 87
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 88
    Phụ lục 1 90
    Phụlục 2 92

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Trong cơ chế thị trường, hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn tiềm ẩn
    nhi ều rủi ro nh ư: r ủi ro l ãi su ất, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanh khoản, rủi
    ro tín dụng v.v Trong một số rủi ro kể trên thì rủi ro tín dụng là loại chiếm tỷ
    trọng lớn và phức tạp nhất. Rủi ro tín dụng xảy ra không chỉ gây nên những tổn thất
    về tài chính mà còn gây nên những thiệt hại to lớn về uy tín ngân hàng, làm giảm
    sút niềm tin của công chúng đối với cả hệ thống ngân hàng. Do tính chất lây lan của
    nó, rủi ro tín dụng có thể là đầu mối của những cuộc khủng hoảng tài chính hoặc
    khủng hoảng kinh tế -xã hội.
    Thực tế hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
    (NHTMVN)thời gian qua cho thấy: (1) hiệu quả của hoạt động tín dụng chưa cao;
    (2) chấtlượng tín dụng chưa tốt; (3) thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khó đòi còn ở
    mức caoso với khu vực và thế giới; (4) xu hướng phát triển không bền vững.
    Chính vì vậy, tín dụng luôn được đánh giá là một trong các loại nghiệp vụ
    ngân hàng phức tạp và có độ rủi ro cao, vấn đề quản lý rủi ro tín dụng là vấn đề
    luôn được các NHTMVN quan tâm hàng đầu, nhất là hiện nay khi Việt Nam đang
    trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
    Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, hầu hết các ngân hàng tại
    Việt Nam có khoảng 60-70% doanh thu và lợi nhuận là từ độc canh sản phẩm tín
    dụng. Ở một số ngân hàng, tỷ lệ này lên đến 90%. Vì vậy, để đảm bảo nguồn vốn
    hoạt động và tính thanh khoản, vấn đề quản lý và hạn chế các RRTD là hết sứccấp
    bách đối với các tổ chức tín dụng. Đây là vấn đề không chỉ ảnh hưởng đến sự tồn tại
    của các tổ chức tín dụng mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của một
    nền kinh tế.
    Với mong muốn đóng góp cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hậu
    Giang (gọi tắt là BIDV Hậu Giang) ngày càng phát triển lớn mạnh của Ngân hàng,
    tôi mạnh dạn chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV Hậu
    Giang”làm lu ận văn tốt nghiệp cao học kinh tế chuy ên ngành Qu ản trị Kinh doanh .
    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
    Xuất phát từ những vấn đề được đề cập ở trên, nghiên cứu này hướng đến
    các mục tiêu:
    Trang 2
    Mục tiêu tổng quát: phân tích thực trạng, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến rủi
    ro tín dụng nhằm đưa ra những biện pháp hạn chế rủi ro cho ngân hành BIDV Hậu
    Giang.
    Mục tiêu cụ thể:
    (1) Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín
    dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Hậu Giang.
    (2) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng
    tại ngân hàng BIDV Hậu Giang.
    (3) Đóng góp cơ sở lý luận về rủi ro trong hoạt động tín dụng và quản trị rủi
    ro tín dụng.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài: rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín
    dụng.
    Phạm vi nghi ên cứu: nghiên cứu này đư ợc thực hiện t ại Ngân hàng BIDV H ậu
    giang.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    -Thu thập, tổng hợp các số liệu thực tế về hoạt động tín dụng tại ngân hàng
    BIDV Hậu Giang.
    -Ghi nhận các ý kiến, nhận định của các cán bộ tín dụng thông qua các mẫu
    điều tra về nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và các giải pháp góp phần hạn chế
    rủi ro tín dụng.
    -Trao đổi kinh nghiệm với các cán bộ tín dụng công tác tại BIDV Hậu
    Giang và các cán bộ công tác trong ngành tài chính, ngân hàng nói chung.
    -Trên cơ sở lý luận, các số liệu thực tế tổng hợp được, kết quả các mẫu
    điều tra, và các ý kiến nhận định của các cán bộ tín dụng, tác giả sử dụng các
    phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt
    động tín dụng của BIDV Hậu Giang, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín
    dụng và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
    5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    Ý nghĩa về mặt lý luận khoa học
    Kết quả nghiên cứu khoa học của đề tài là nguồn dữ liệu cơ sở cung cấp
    thông tin cho các ngân hàng, làm phong phú hơn về lý thuyết quản trị rủi ro cũng
    Trang 3
    như khả năng áp dụng nó trong thực tiễn để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng tại các
    ngân hàng. Từ đó giúp các ngân hàng có cái nhìn cụ thể hơn về rủi ro tín dụng và
    quản trị rủi ro tín dụng. Đồng thời, làm cơ sở khoa họccho các nhà nghiên cứu, các
    nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách và các chương trình hỗ trợ nâng cao
    năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng.
    Ý nghĩa thực tiễn
    -Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro
    tín dụng tại ngân hàng BIDV Hậu Giang.
    -Kết quả của nghiên cứu là cơ sở khoa học để xem xét tiến hành nghiên cứu
    công tác quản trị rủi ro ở các chi nhánh khác của BIDV, hay ở các ngân h àng khác.
    -Đóng góp cơ sở khoa học cho công tác quản trị hoạt động của các ngân hàng .
    -Đề tài có thể áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của
    BIDV Hậu Giang.
    6.TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ
    Như đã trình bày, tín dụng là hoạt động chủ yếu của các NHTM Việt Nam,
    hiện nay nó mang lại nguồn thuđáng kể cho ngân hàng. Tuy nhiên, bản thân tín dụng
    lại chứa đựng rất nhiều rủi ro nên các ngân hàng luôn tìm cách nhằm kiểm soát và
    hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng. Đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề
    này, tôi xin trình bày một số tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình:
    * Luận văn thạc sĩ kinh tế của Trần Đức Tuấn (2001) về “Một số biện pháp
    kiểm soát RRTD trong các NHTM quốc doanh Cần Thơ” đã dựa vào số liệu thứ
    cấp, ý kiến cán bộ ngân hàng và những thông tin từ báo chí để phân tích và nêu ra
    một số nguyên nhân gây ra RRTD của các NHTM quốc doanh tại Cần Thơ là ngân
    hàng chủ quan trong cho vay, cán bộ tín dụng thiếu thông tin và năng lực phân tích
    thông tin, . Đề tài cũng đã đề ra một số biện pháp nhằm kiểm soát RRTD của các
    NHTM quốc doanh Cần Thơ như sau: có chính sách tín dụng phù hợp, tuân thủ quy
    định –quy trình khi cấp tín dụng và thành lập bộ phận quản trị rủi ro. Các giải pháp
    này, giúp tác giả có cái nhìn đầy đủ hơn về RRTD, về quản trị RRTD l àm cơ sở nghiên
    cứu cho luận văn của m ình.
    * Trong đề tài “Một số biện pháp nhằm hạn chế RRTD của các NHTM trên
    điạ bàn tỉnh Cần Thơ” (Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, năm 2000), tác giả Trần Quang
    Phương đã nêu ra một số nguyên nhân gây ra RRTD đối với các NHTM tỉnh Cần
    Thơ là công tác quản lý của ngân hàng yếu, ngân hàng thiếu thông tin về khách
    Trang 4
    hàng, ngân hàng thực hiện không nghiêm quy chế tín dụng, . Trên cơ sở phân tích,
    đánh giá đề tài cũng đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế RRTD.
    * Tương tự, luận văn thạc sĩ kinh tế của Trịnh Minh Hưng (2005) về
    “RRTD tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, thực trạng và giải pháp phòng
    ngừa” đã trình bày một số nguyên nhân gây ra RRTD tại Ngân hàng Đầu tư & Phát
    triển Việt Nam là sự thay đổi của môi trường pháp lý, thông tin chưa đầy đủ, tâm lý
    chỉ cho vay doanh nghiệp Nhà nước, quyết định cho vay chưa chặt chẽ, . Từ đó,
    tác giả đề ra một số giải pháp phòng ngừa để hạn chế RRTD do các nguyên nhân
    trên gây ra.
    Tác giả có tham khảo những nghiên cứu nêu trên về RRTD tại các NHTM tại
    ĐBSCL.Tuynhiên, tác giả đã nghiên cứu sâu hơn và cụ thể hơn về quản trị rủi ro
    tín dụng, phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng tại BIDV Hậu
    Giang; qua đó đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi
    ro tín dung cho BIDV Hậu Giang.
    7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu được tác giả trình bày gồm
    ba chương:
    -Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương
    mại.
    -Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV
    Hậu Giang.
    -Chương 3: Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại
    ngân hàng BIDV Hậu Giang.

    CHƯƠNG 1:
    CƠ SỞ LÝ LUẬNVỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
    TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    1.1 TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    1.1.1Các khái niệm
    Tín dụng là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên
    chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia được sử dụng trong một thời gian nhất
    định; đồng thời,bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo thời gian đã thỏa
    thuận. Do vậy, giao dịch tín dụng thể hiện một số nội dung nh ư sau:
    -Trái chủ hay còn gọi là người chuyển giao (người cho vay) cho người nhận
    chuyển giao một lượng giá trị nhất định. Giá trị này được thể hiện dưới hình thái ti ền
    t ệ h o ặc h ình thái hi ện vật nh ư: hàng hóa, máy móc, thiết bị, bất động sản.
    - Thụ trái hay còn gọi là người nhận chuyển giao (người đi vay) chỉ
    đượcsử dụng tạm thời lượng giá trị của người cho vay trong một khoảngthời gian
    nhất định. Sau khi hết thời hạn sử dụng theo thỏa thuận, ng ười đi vay phải hoàn trả cho
    người cho vay.
    -Giá trị được hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, nói
    cách khác người đi vay phải trả thêm một phần lãi vay phát sinh trong th ời gian vay.
    Đầu tiên, quan hệ tín dụngđược hình thành hết sức đơn giản như: hai chủ thể
    có thể cho vay lẫn nhau. Hiện nay, khi nói đến tín dụng, người ta nghĩ ngay đến các
    ngân hàng. Vì các tổ chức này chuyên thực hiện các việc như: cho vay, bảo lãnh,
    chiết khấu, ủy thác, và cả phát hành giấybạc Mặt khác, với sự phát triển của nền
    kinh tế, các hành vi tín dụng cá nhân dần dần chuyển sang trung gian là các ngân
    hàng. Vì vậy, khi nói đến hoạt động tín dụng là hoạt động cho vay của ngân
    hàng.[1]
    Tín dụng ngân hànglà quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ các
    ngân hàng cho khách hàng (người đi vay) trong một thời gian nhất định với một
    khoản chi phí nhất định.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Bộ Tài chính –Ngân hàng Nhà nước (2008): Nghiệp vụ đầu tư hoạt động
    các tổ chức tín dụng ngân hàng theo quy luật thị trường Việt Nam,NXB Thống kê.
    2. Chính Phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm,
    mặt bằng pháp lý chung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và bảo đảm tiền vay
    của các TCTD-Chuyên đề nghiên cứu trao đổi NHNN-Phòng CSTD&LS-Vụ CSTT
    , ngày 18/01/2007.
    3. PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân (2007), Quản trị rủi ro và khủng hoảng;
    NXB Lao động –Xã hội.
    4. Học Viện Tài chính (2005), Một số vấn đề về kinh tế tài chính Việt Nam –
    Thực trạng và Định hướng phát triển, NXB Tài chính
    5 . PGS.TS Nguy ễn Thị M ùi (2008), Quản trị ngân h àng thương m ại , NXB Tài chính.
    6. TS. Ngô Thị Ngọc Huyền, ThS Nguyễn Thị Hồng Thu, TS Lê Tấn Bửu,
    ThS Bùi Thanh Tráng (2007), Rủi ro kinh doanh; NXB Thống kê.
    7. TS. Nguy ễn Quang Thu (2007), Quản trị Tài chính căn bản, NXB Thống kê.
    8. TS. Nguy ễn Thị Ngọc Trang (2 006), Quản trị rủi ro t ài chính, NXB Th ống k ê.
    9. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng.
    10. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2007), Tài liệu tập huấn về
    quản lý rủi ro.
    11. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hậu Giang, Báo cáo tổng kết năm 2004-2011.
    12. PGS.TS Trần Đ ình Ty (2006), Đổi mới Quản lý Nhà nư ớc đối với tiền tệ, tín
    dụng, NXB Lao động.
    13. Trần Đình Định (2007), Những chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản lý
    hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại; NXB Tư pháp.
    14. Trần Đình Định (2008), Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo
    chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam; NXB Tư pháp.
    Trang 89
    15. Trần Đức Tuấn (2001), “RRTD trong hoạt động của các NHTM trên địa
    bàn thành phố Hồ Chí Minh -thực trạng và giải pháp”, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
    16. Trần Quang Phương (2000), “RRTD của các NHTM trên điạ bàn tỉnh
    Cần Thơ”, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
    17. Thống đốc NHNN, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005
    và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007, Ban hành Quy định về phân
    loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân
    hàng của NHTM.
    18. Thống đốc NHNN (2005), Chỉ thị số 02/2005/CT-NHNN, nâng cao chất
    lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm
    soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống.
    19. Thông tin trên các Website: www.sbv.org.vn; www.bidv.com.vn;
    www.vnn.vn; www.vneconoomy.vn; www.vnexpress.net; www.vietnamnet.vn
     
Đang tải...