Thạc Sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh NH thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ở Đồng Nai

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN GỒM 76 TRANG CÓ FILE WORD


    CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


    1.1. Rủi ro tín dụng

    1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng

    Thực tế đã có rất nhiều khái niệm về RRTD ngân hàng, cụ thể như:

    - Theo “Financial Institution Management – A Modern Perpective”, A.Saunder và H.Lange thì cho rằng “RRTD là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các nguồn thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ cả về số lượng và về thời hạn”.
    - Theo Timothy W.Koch [1] thì cho rằng “RRTD là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá khi khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn”.

    - Theo khoản 1 điều 2 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam và các quyết định sửa đổi, bổ sung về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD, RRTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.

    Như vậy, có thể hiểu RRTD là biến cố xảy ra trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế là việc khách hàng vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm lãi vay và gốc) hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng như đã cam kết trong hợp đồng.

    1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng

    1.1.2.1. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro

    - Rủi ro giao dịch: Là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch gồm:


    ã Rủi ro lựa chọn: Liên quan đến quá trình đánh giá, phân tích tín dụng khi ngân hàng lựa chọn phương án cho vay.
    ã Rủi ro đảm bảo: Phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại TSĐB, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của TSĐB.
    ã Rủi ro nghiệp vụ: Liên quan đến công tác quản lý khoản cho vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.

    - Rủi ro danh mục: Là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.

    ã Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay.
    ã Rủi ro tập trung: Khi ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng; cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

    1.1.2.2. Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng

    - Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn: Khi thiết lập mối quan hệ tín dụng, ngân hàng và khách hàng phải quy ước về khoản thời gian hoàn trả nợ vay. Tuy nhiên, đến thời hạn quy ước nhưng ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay.

    - Rủi ro do không có khả năng trả nợ: Là rủi ro xảy ra trong trường hợp doanh nghiệp đi vay mất khả năng chi trả, ngân hàng phải thanh lý TSĐB của doanh nghiệp để thu nợ.

    - RRTD không giới hạn ở hoạt động cho vay: Bao gồm các hoạt động khác mang tính chất tín dụng của ngân hàng như bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ

    1.1.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng



    - RRTD mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng. RRTD xảy ra khi khách hàng vay gặp những tổn thất và thất bại trong quá trình sử dụng vốn. Nói cách khác, những rủi ro trong HĐKD của khách hàng vay đã gián tiếp gây ra RRTD cho ngân hàng.

    - RRTD có tính chất đa dạng và phức tạp: Đặc điểm này biểu hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân tức là RRTD xảy ra ở rất nhiều dạng và phụ thuộc vào nguyên nhân đã gây ra RRTD, hình thức và hậu quả của RRTD gây ra không thể lường trước được, tùy thuộc vào từng mức độ RRTD của khoản vay.

    - RRTD có tính tất yếu: Tình trạng thông tin bất cân xứng đã làm cho ngân hàng không thể nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ, điều này làm cho bất cứ khoản cho vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng. Kinh doanh ngân hàng thực chất là kinh doanh rủi ro ở mức độ phù hợp và đạt được lợi nhuận tương ứng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...