Thạc Sĩ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH P

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    Lời cam đoan iv
    Lời cám ơn v
    Tóm tắt . vi
    Danh mục các từ viết tắt xii
    Danh mục các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh xiii
    Nội dung luận văn:
    Lời mở đầu 1
    Chương 1: Tổng quan về rủi ro tín dụng . 3
    1.1 NHTM và các nghiệp vụ của NHTM trong nền kinh tế thị trường 3
    1.1.1 Khái niệm . 3
    1.1.2 Các nghiệp vụ của NHTM . 3
    1.1.2.1 Nghiệp vụ nguồn vốn (tài sản Nợ) 3
    1.1.2.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn -tài sản Có (cấp tín dụng và đầu tư) . 5
    1.2 Tín dụng ngân hàng . 7
    1.2.1 Khái niệm tín dụng . 7
    1.2.1.1 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng: 7
    1.2.1.2 Vai trò của tín dụng . 7
    1.2.2 Phân loại tín dụng . 8
    1.2.2.1 Tín dụng thương mại . 8
    1.2.2.2 Tín dụng ngân hàng . 9
    1.2.2.3 Tín dụng thuê mua 9
    1.2.2.4 Tín dụng nhà nước 10
    1.2.2.5 Tín dụng tiêu dùng 10
    1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tín dụng 10
    1.3 Rủi ro tín dụng ngân hàng. 11
    1.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng . 11
    1.3.2 Phân loại rủi ro tín dụng và nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh rủi ro tín dụng12
    1.3.2.1 Về phía khách hàng . 12
    1.3.2.2 Về phía ngân hàng . 13
    1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng . 14
    1.3.3.1 Chính sách tín dụng . 14
    1.3.3.2 Phân tích và thẩm định tín dụng 15
    1.3.3.3 Xếp hạng tín dụng 17
    1.3.3.4 Chấm điểm tín dụng 18
    1.3.3.5 Bảo đảm tín dụng 19
    1.3.3.6 Mua bảo hiểm tín dụng . 20
    1.3.3.7 Lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng . 20
    1.3.4 Đo lường rủi ro tín dụng thông qua chỉ số Z 21
    1.3.5 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng . 20
    1.3.5.1 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng 20
    1.3.5.2 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế . 22
    1.4 Quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế 22
    1.4.1 Hiệp ước Basel . 22
    1.4.2 Kiểm soát rủi ro v à minh bạch thông tin của hệ thống ngân hàng Việt Nam
    dựa vào Basel II (Hiệp ước Basel mới) . 31
    Kết luận: 33
    Chương 2: Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại các chi
    nhánh ngân hàng cấp 1 trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn Tp.Hồ
    Chí Minh. 34
    2.1 Giới thiệu sơ lược về hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam 34
    2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam 34
    2.1.2 Cơ cấu tổ chức 36
    2.2 Tổng quan về tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay 37
    2.3 Tình hình hoạt động k inh doanh của hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam
    hiện nay . 46
    2.4 Phân tích hoạt động tín dụng và các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng đối với
    khách hàng kh doanh nghiệp tại các chi nhánh NH cấp 1 trong hệ thống
    NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh hiện nay . 51
    2.4.1 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam . 51
    2.4.1.1 Quy trình xét duyệt cho vay 51
    2.4.1.2 Kiểm tra giám sát và xử lý vốn vay 52
    2.4.1.3 Các phương thức cho vay 53
    2.4.2 Tình hình hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam khu vực Tp.HCM . 54
    2.4.2.1 Nguồn vốn . 54
    2.4.2.2 Dư nợ . 56
    2.4.2.3 Nợ xấu . 59
    2.4.3 Phân tích nguyên nhân rủi ro tín dụng . 62
    2.4.3.1 Nguyên nhân rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng . 62
    2.4.3.1.1 Nhóm nguyên nhân khách quan . 63
    2.4.3.1.2 Nhóm nguyên nhân chủ quan . 65
    2.4.3.2 Nguyên nhân rủi ro tín dụng từ phía khách hàng 66
    K ết luận . 68
    Chương 3: Một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng khối doanh
    nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng cấp 1 trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam
    trên điạ bàn Tp. Hồ Chí Minh . 69
    3.1 Định hướng phát triển ngành ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 . 69
    3.1.1 Nội dung . 69
    3.1.2 Định hướng giải pháp thực hiện . 69
    3.2 Định hướng phát triển của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2011 -
    2020. 73
    3.2.1 Mục tiêu . 73
    3.2.2 Giải pháp chiến lược 73
    3.3 Đề xuất hoàn thiện các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng
    khối DN tại các chi nhánh ngân hàng cấp 1 trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam
    trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh . 75
    3.3.1 Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng 75
    3.3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại
    NHNo&PTNT Việt Nam 76
    3.3.2.1 Hoàn thiện Tổ chức bộ máy cấp tín dụng & Quy trình tín dụng 77
    3.3.2.1.1 Về cơ cấu tổ chức bộ máy cấp tín dụng . 77
    3.3.2.1.2 Về quy trình tín dụng . 78
    3.3.2.1.3 Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả . 79
    3.3.2.3 Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng 80
    3.3.2.4 Các giải pháp phòng ngừa rủi ro . 82
    3.3.2.4.1 Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng 82
    3.3.2.4.2 Quản lý, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho
    vay . 84
    3.3.2.4.3 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ 85
    3.3.2.5 Các giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra . 86
    3.3.2.5.1 Tăng cường hiệu quả xử lý nợ . 86
    3.3.2.5.2 Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay. 86
    3.3.2.5.3 Phân loại nợ và trích lập dự phòng 87
    3.3.2.6 Các giải pháp về nhân sự 87
    3.4. Một số kiến nghị đối với Chính phủ 89
    Kết Luận: . 92
    Tài Liệu:
    Tài liệu tham khảo . 93
    Phụ lục . 94

    TÓM TẮT
    Bên cạnh những cơ hội, thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ,
    khủng hoảng kinh tế cũng như đánh giá tình hình và hiệu quả thực hiện các biện
    pháp quản trị rủ i ro tín ụng của các chi nhánh ngân hàng trong hệ thống
    NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất hoàn thiện
    một số biện pháp quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả nhằm hạn chế đến mức thấp
    nhất có thể những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra. Góp phần phục vụ cho các mục
    tiêu phát triển của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cũng như ngành ngân hàng
    trong xu hướng tái cấu trúc nền kinh tế hiện nay.
    Đề tài của luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu vào khách hàng doanh
    nghiệp của NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.hồ Chí Minh vì đây là lương
    khách hàng chủ yếu và có dư nợ chiếm phần lớn tại ngân hàng.
    Đề tài được gồm 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về rủi ro tín dụng.
    Nêu lên một số lý thuyết về:
    Ngân hàng thương mại.
    Tín dụng ngân hàng
    Rủi ro tín dụng ngân hàng
    Chương 2: Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại các
    chi nhánh ngân hàng ấcp 1 trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn
    Tp.Hồ Chí Minh:
    Giới thiệu tổng quan cũng như sơ lược hoạt động kinh doanh năm 2011 của
    NHNo&PTNT Việt Nam.
    Tình hình tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn Tp.Hồ Chí
    Minh.
    Chương 3: Một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng khối
    doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng cấp 1 trong hệ thống NHNo&PTNT Việt
    Nam trên điạ bàn Tp. Hồ Chí Minh:
    Định hướng phát triển ngành ngân hàng.
    Các biện pháp đề xuất để hoàn thiện các biện pháp quản trị rủi ro tín
    dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh.
    ABSTRACT
    Besides the opportunities and challenges of the process of international
    economic integration, as well as the economic crisis and evaluate the effectiveness
    of the measures of credit risk management of Agribank branches in HoChiMinh
    city. It has been proposed several measures to improve credit risk management to be
    effective to limit to the minimum possible losses due to credit risk caused.
    Contributing to serve Agribank as well as trends in the banking industry
    restructuring the economy today.
    The focuses of the dissertation research on business customers of Agribank
    in HoChiMinh City which essential customers and large outstanding.
    The dissertation include three chapters:
    Chapter 1: Overview of credit risk.
    Theories about:
    Commercial banks.
    Bank credit.
    Bank credit risk.
    Chapter 2: Credit Risk Management for business at Agribank branches
    HoChiMinh City:
    Overview of business activities in 2011 and the dissertation and introduction
    of Agribank.
    The credit situation of Agribank branchs in HoChiMinh City.
    Chapter 3: Measures to improve credit risk management for business at
    Agribank branches in Ho Chi Minh city:
    Orientation for the banking sector development.
    Measures to improve credit risk management for business at Agribank
    branches in Ho Chi Minh city.

    LỜI MỞ ĐẦU

    1.Tính cấp thiết của đề tài:
    Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu cũng như là nguồn thu chính của các
    ngân hàng thương mại tại Việt Nam, đặc biệt là hoạt động tín dụng đối với khối
    khách hàng doanh nghiệp. Nhưng cũng như bất kỳ mọi hoạt động nào, hoạt động tín
    dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Và có thể nói rằng rủi ro tín dụng là rủi ro cao nhất và
    mang lại những hậu quả nghiêm trọng cho các tổ chức tín dụng nói riêng và kinh tế
    Việt Nam nói chung.
    Tại Việt Nam hiện nay có 5 ngân hàng chính sách - phát triển, 1 quỹ tín dụng
    nhân dân, 39 ngân hàng thương mại cổ phần, 6 ngân hàng liên doanh thuộc quản lý
    nhà nước, 13 ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
    Ngành ngân hàng của Việt Nam được thành lập năm từ 1951, nhưng so với các
    ngân hàng của các nước thì vẫn khá non trẻ. Do đó bên cạnh những cơ hội, thách
    thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế , khủng hoảng kinh tế dẫn tín dụng có
    nguy cơ rủi ro cao. Vì vậy các ngân hàng thương mại trong nước cần nâng cao chất
    lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.
    Trước tính cấp thiết đó, tác giả lựa chọn vấn đề “Quản trị rủi ro tín dụng đối với
    khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam trên địa bàn Tp. Hồ
    Chí Minh” làm đề tài của luận văn cao học.
    2. Mục tiêu của đề tài:
    Hệ thống hóa lý luận về rủi ro, rủi ro tín dụng, các nguyên nhân chủ yếu làm
    phát sinh rủi ro tín dụng, biện pháp quản trị rủi ro tín dụng đối với ngân hàng.
    Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng đối với họat động của
    các chi nhánh ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam trên địa
    bàn Tp. Hồ Chí Minh.
    Đánh giá tình hình và hiệu quả thực hiện các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng
    của các chi nhánh ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam trên
    địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, từ đó đ ề xuất hoàn thiện một số biện pháp quản trị rủi ro
    tín dụng có hiệu quả nhằm hạn chế đến mức thấp nhất có thể những tổn thất do nó
    gây ra, góp phần phục vụ c ho các mục tiêu phát triển của N gân hàng No&PTNT
    Việt Nam cũng như ngành ngân hàng trong xu hướng tái cấu trúc nền kinh tế hiện
    nay.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Để phù hợp với nội dung, yêu cầu, mục đích của đề tài đề ra, phương pháp
    được thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm:
    Phương pháp tư duy logic
    Phương pháp lịch sử
    Phương pháp thống kê
    Phương pháp chuyên gia
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về “Quản trị rủi ro tín dụng trong
    hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam trên đị a bàn Tp. Hồ Chí Minh”. Vì vậy,
    luận văn sẽ tập trung vào:
    Khách thể nghiên cứu là một số chi nhánh ngân hàng cấp 1 trong hệ thống Ngân
    hàng No&PTNT Việt Nam trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh hiện nay, khảo sát chung
    về hoạt động tín dụng và các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng đối với khối khách
    hàng doanh nghiệp của các ngân hàng này.
    Đối tượng khảo sát là một số chi nhánh ngân hàng cấp 1 trong hệ thống Ngân
    hàng No&PTNT Việt Nam trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh hiện nay.
    5.Kết cấu của đề tài:
    Đề tài gồm lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
    đề tài được trình bày trong 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về rủi ro tín dụng
    Chương 2: Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại các chi
    nhánh ngân hàng cấp 1 trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn Tp.Hồ
    Chí Minh
    Chương 3: Một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng khối
    doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng cấp 1 trong hệ thống NHNo&PTNT Việt
    Nam trên điạ bàn Tp. Hồ Chí Minh
    CHƯƠNG I
    TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
    1.1 NHTM và các nghiệp vụ của NHTM trong nền kinh tế thị trường:
    1.1.1 Khái niệm:
    Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát
    triển của nền kinh tế hàng hóa. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mai đã
    có tác động rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, ngược lại kinh tế
    hàng hóa phát triển mạnh mẽ sẽ kéo theo hệ thống ngân hàng thương mại ngày càng
    được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được.
    Điều 20 luật các tổ chức tín dụng (luật số 02/1997/QH 10): ngân hàng thương
    mại là loại ngân hàng trực tiếp giao dịch với công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ
    quan đoàn thể và cá nhân bằng việc nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm cho vay và cung
    cấp các dịch vụ cho các đối tượng trên.
    Ðạo luật ngân hàng của Pháp (1941): Ngân hàng thương mại là những Xí
    nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng
    dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho
    chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính
    Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng trong nền
    kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ
    được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh
    tế. Bản chất của ngân hàng thương là một tổ chức kinh tế và hoạt động kinh doanh
    trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
    1.1.2 Các nghiệp vụ của NHTM:
    1.1.2.1 Nghiệp vụ nguồn vốn (tài sản Nợ)
    Nghiệp vụ huy động vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân
    hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng thương mại được
    phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà pháp luật cho phép để huy
    động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối
    với nền kinh tế.
    Thành phần ngồn vốn của ngân hàng thương mại gồm:
    Vốn điều lệ và các quỹ: vốn điều lệ, các quỹ của ngân hàng được gọi là vốn tự
    có của ngân hàng (Bank’s Capital) là nguồn vốn khởi đầu và được bổ sung trong
    quá trình hoạt động. Vốn điều lệ của ngân hàng trước hết được dùng để xây dựng
    nhà cửa, văn phòng làm việc, mua sắm tài sản, trang thiết bị nhằm tạo cơ sở vật chất
    đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng, số còn lại để đầu tư, liên doanh, cho vay
    ttrung và dài hạn. Các quỹ dự trữ của ngân hàng là các quỹ bắt buộc phải trích lập
    trong quá trình tồn tại và hoạt động của ngân hàng, các quỹ này được trích lập theo
    tỷ lệ qui định trên số lợi nhận ròng của ngân hàng, bao gồm: quỹ dự trữ (được trích
    từ lợi nhuận ròng hằng năm để bổ sung vốn điều lệ); quỹ dự phòng tài chính (quỹ
    này để dự phòng bù đắp rủi ro, thu lỗ trong hoạt động của ngân hàng); quỹ phát
    triển kỹ thuật nghiệp vụ; quỹ khen thưởng phúc lợi; lợi nhuận để lại để phân bổ cho
    các quỹ; chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại tài sản, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
    Vốn tự có của ngân hàng là yếu tố tài chính quan trọng bậc nhất, nó vừa cho thấy
    qui mô của ngân hàng vừa phản ánh khả năng đảm bảo các khoản nợ của ngân hàng
    đối với khách hàng
    Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu của các ngân hàng thương mại, thực chất là
    tài sản bằng tiền của các sở hữu chủ mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng
    nhưng phải có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng yêu cầu. Nguồn
    vốn huy động là nguồn tài nguyên to lớn nhất, bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn của
    các tổ chức, cá nhân; tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn; tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn;
    tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu; các khoản tiền gửi khác. Ðối với tiền gửi của cá
    nhân và đơn vị, ngoài lãi suất, thì nhu cầu giao dịch với những tiện lợi nhanh chóng
    và an toàn là yếu tố cơ bản để thu hút nguồn tiền này. Ðối với tiền gửi tiết kiệm,
    tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu thì lãi suất là yếu tố quyết định và người gửi tiết
    kiệm hay mua kỳ phiếu đều nhằm mục đích kiếm lời.
    Vốn đi vay: nguồn vốn đi vay có vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn của
    ngân hàng thương mại, bao gồm: vốn vay trong nước và vốn vay ngân hàng nước
    ngoài. Vốn vay trong nước là vay NHTW và vay các ngân hàng thương mại khác.
    Vay ngân hàng trung ương là NHTW sẽ tiếp vốn cho ngân hàng thương mại thông
    qua biện pháp chiết khấu, tái chiết khấu nếu các hồ sơ tín dụng cùng các chứng từ
    xin tái chiết khấu có chất lượng. Vay các ngân hàng thương mại khác thông qua thị
    trường liên ngân hàng (Interbank Market).
    Vốn tiếp nhận là nguồn tiếp nhận từ các tổ chức tài chính ngân hàng, từ ngân
    sách nhà nước để tài trợ theo các chương trình, dự án về phát triển kinh tế xã hội,
    cải tạo môi sinh nguồn vốn này chỉ được sử dụng theo đúng đối tượng và mục
    tiêu đã được xác định.
    Vốn khác là các nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng
    (đại lý, chuyển tiền, các dịch vụ ngân hàng )
    1.1.2.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn -tài sản Có (cấp tín dụng và đầu tư)
    Nghiệp vụ cho vay và đầu tư là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, quyết
    định đến khả năng tồn tại và hoạt động của ngân hàng thương mại. Đây là các
    nghiệp vụ cấu thành bộ phận chủ yếu và quan trọng của tài sản Có của ngân hàng
    thương mại.
    Thành phần tài sản Có của ngân hàng bao gồm:
    Dự trữ: hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm mục đích kiếm lời, song cần
    phải bảo đảm an toàn để giữ vững được lòng tin của khách hàng. Muốn có được sự
    tin cậy về phía khách hàng, trước hết phải bảo đảm khả năng thanh toán: đáp ứng
    được nhu cầu rút tiền của khách hàng. Muốn vậy các ngân hàng phải để dành một
    phần nguồn vốn không sử dụng nó để sẵng sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán. Phần
    vốn để dành này gọi là dự trữ. NHTW được phép ấn định một tỷ lệ dự trữ bắt buộc
    theo từng thời kỳ nhất định, việc trả lãi cho tiền gởi dự trữ bắt buộc do chính phủ
    qui định. Dự trữ bao gồm dự trữ sơ cấp (Primary Reserves): bao gồm tiền mặt, tiền
    gửi tại ngân hàng TW, tại các ngân hàng khác) và dự trữ thứ cấp (Secondary
    Reserves) (cấp hai) là dự trữ không tồn tại bằng tiền mà bằng chứng khoán, nghĩa là
    các chứng khoán ngắn hạn có thể bán để chuyển thành tiền một cách thuận lợi,
    gồm: tín phiếu kho bạc, hối phiếu đã chấp nhận, các giấy nợ ngắn hạn khác. Gọi là
    dự trữ thứ cấp bởi nó chỉ được sử dụng khi các khoản mục dự trữ sơ cấp bị cạn kiệt.
    Khi quản lý dự trữ bắt buộc, NHTW có thể áp dụng 1 trong 3 phương pháp.
    Phương pháp phong toả: Theo đó toàn bộ mức dự trữ bắt buộc phải gửi vào một
    tài khoản tại ngân hàng TW và sẽ bị phong toả để đảm bảo thực hiện đúng mức dự
    trữ.
    Phương pháp bán phong toả: Theo đ ó một phần của mức dự trữ bắt buộc sẽ
    được quản lý và phong toả tại một tài khoản riêng ở NHTW.
    Phương pháp không phong toả: theo phương pháp này tiền dự trữ được tính và
    thực hiện hàng ngày trên cơ sở số dư thực tế về tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có
    kỳ hạn. Toàn bộ mức dự trữ sẽ không bị phong toả, nó có thể tồn tại dưới hình thức

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Gup, Avram, Beal, Lambert, and Kolari (2007), Commercial Banking – The
    Management of Risk, Willey, p. 234.
    2. Báo điện tử - Đảng Cộng Sản Việt Nam: www.dangcongsan.vn
    3. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao
    động Xã hội.
    4. Bùi Duy Hưng, “Bài học kinh nghiệm về đo lường rủi ro tín dụng từ khủng
    hoảng nợ dưới chuẩn ở Mỹ”, Tạp chí ngân hàng, (số 18 tháng 9-2008), trang 59-
    62.
    5. Lê Thị Mận và Ths Hồng Thị Lan Phương, “Rủi ro tín dụng và quản lý
    rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại tại TP.HCM”. Tạp chí phát triển
    kinh tế, (Số 187 tháng 05-2006).
    6. Bùi Thị Kim Ngân, “Một số vấn đề về nâng cao năng lực quản trị rủi ro
    tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, (Số
    Chuyên đề nâng cao năng lực quản trị rủi ro năm 2005).
    7. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2009, 2010,
    2011), Báo cáo thường niên.
    8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2012), Tài
    liệu tập huấn chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, hệ thống xếp
    hạng tín dụng nội bộ.
    9. NHNo&PTNT Việt Nam – Văn phòng đại diện khu vực Miền Nam (2007,
    2008, 2009,2010, 2011), Báo cáo kết quả của hoạt động kinh doanh khu vực
    Tp.Hồ Chí Minh.

    10. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại, NXB
    Thống kê.
    11. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống
    kê.
    12. Nguyễn Thị Mùi (2006), Giáo Trình Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương
    Mại, NXB Tài Chính.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...