Tiến Sĩ Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2012



    MỤC LỤC Trang
    Bìa phụ

    Lời cam đoan
    Mục lục
    Bảng ký hiệu chữ viết tắt

    Danh mục bảng, biểu, sơ đồ
    Lời mở đầu 1

    Chương 1:
    QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    9
    1.1. RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM 9
    1.1.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM 9
    1.1.2. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của NHTM 13
    1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM 51
    1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng 51
    1.2.2. Vai trò của công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với NHTM 51
    1.2.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng và những chuẩn mực quản lý rủi 52 ro tín dụng theo Ủy ban BASEL
    1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng 67
    1.2.5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của NHTM 70
    1.3 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA QUỐC TẾ VÀ BÀI 81
    HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
    1.3.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng Thailand 81
    1.3.2. Kinh nghiệm của Tập đoàn ANZ 84
    Kết luận Chương 1
    100
    Chương 2:
    THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA
    NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

    101
    2.1. TỔNG QUAN VỀ NHNo VÀ PTNT VIỆT NAM 101
    2.1.1. Sự hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam 101
    2.1.2. Khái quát chung về NHNo&PTNT Việt Nam 102
    2.1.3. Nguồn nhân lực 105
    2.1.4. Các sản phẩm dịch vụ của NHNo&PTNT Việt Nam 105
    2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHNo&PTNT Việt 106
    Nam
    2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT VIỆT NAM
    2.2.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng 124
    2.2.2. Cơ chế và chính sách tín dụng đối với khách hàng 126
    2.2.3. Quy trình nghiệp vụ tín dụng 126
    2.2.4. Thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng 128
    2.2.5. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng 128
    2.2.6. Phương thức cho vay và cơ chế tín dụng nông nghiệp - nông thôn 129
    2.2.7. Tổ chức phân loại nợ và quản lý nợ xấu 132
    2.2.8. Rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam 134
    2.2.9. Trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng 138
    2.2.10. Thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro 139
    2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM
    141
    2.3.1. Kết quả đạt được 141
    2.3.2. Những hạn chế 150
    2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 156
    Kết luận chương 2 165

    Chương 3:
    HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
    NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
    166

    3.1. PHÂN TÍCH CƠ HỘI, THÁCH THỨC, ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU (SWOT) CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM
    3.1.1. Cơ hội
    3.1.2. Thách thức
    3.1.3. Điểm mạnh
    3.1.4. Điểm yếu
    3.2. TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC ĐẾN 2015
    3.2.1. Tôn chỉ hoạt động
    3.2.2. Mục tiêu tổng quát đến 1015
    3.2.3. Các nguyên tắc hoạt động
    3.3. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM
    3.3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh 174
    3.3.2. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng 176
    3.4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM.
    3.4.1. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của cán bộ quản trị và
    cán bộ tác nghiệp của NHNo&PTNT Việt Nam
    3.4.2. Củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh
    3.4.3. Tăng cường quản lý rủi ro thông qua việc xác định các dấu hiệu nhận biết rủi ro, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm xử lý kịp thời các khoản vay có vấn đề, hạn chế thấp nhất tổn thất cho ngân hàng
    3.4.4. Đo lường rủi ro hiện tại và tương lai để có giải pháp hạn chế và giảm thấp rủi ro
    3.4.5. Xây dựng mô hình quản lý tín dụng tập trung 195
    3.4.6. Thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro tín dụng
    3.4.7. Ban hành quy trình tín dụng theo hướng phân rõ trách nhiệm từng khâu nghiệp vụ
    3.4.8. Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra và giám sát tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ
    3.4.9. Xây dựng và thực hiện thống nhất hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng.
    3.4.10. Hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng trung tâm thông tin tín dụng
    khách hàng 205
    3.4.11. Thiết lập quỹ dự phòng cho những khoản nợ khó đòi, nợ quá hạn
    và tích cực xử lý nợ xấu, nợ quá hạn 206
    3.4.12. Ứng dụng đầy đủ và đồng bộ công nghệ thông tin hiện đại
    trong hoạt động tín dụng. 206
    3.4.13. Tập trung xử lý nợ tồn đọng, nợ khó đòi và nợ quá hạn 207
    3.4.14. Sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh 208
    3.4.15. Xây dựng hệ thống báo cáo rủi ro tín dụng 210
    3.4.16. Các giải pháp khác 212

    3.5. KIẾN NGHỊ
    214
    3.5.1. Đối với Nhà nước 214
    3.5.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 220
    3.5.3. Đối với một số bộ ngành khác có liên quan 224
    Kết luận chương 3 225
    Kết luận chung của luận án 226
    Danh mục các công trình nghiên cứu 229
    Danh mục tài liệu tham khảo 230


    LỜI MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:


    Nhìn nhận trên giác độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, Việt Nam đã đạt được tiến bộ quan trọng trong hai thập kỷ qua. Mức sống đã được cải thiện một cách đáng kể và những thành tựu kinh tế - xã hội đã và đang đạt được của đất nước rõ ràng là khá ấn tượng. Một trong những động lực chính cho tăng trưởng và phát triển kinh tế là việc thực hiện nhiều cuộc cải cách kinh tế, khởi xướng việc chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khu vực tài chính đóng vai trò trung tâm trong những nỗ lực nhằm cải cách nền kinh tế Việt Nam, sự hình thành một khu vực tài chính mang tính thị trường đã cải thiện đáng kể việc huy động vốn, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng và phân bổ hợp lý các nguồn lực trong nền kinh tế. Với những cải cách hiện thời và trong tương lai tới khu vực tài chính sẽ hy vọng vào một sự thay đổi sâu sắc nhằm tạo ra một cơ cấu phù hợp hơn với mô hình quản lý kinh tế ởViệt Nam.

    Hệ thống ngân hàng với vai trò huyết mạch của nền kinh tế luôn giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ như: góp phần ổn định và kiềm chế lạm phát lạm phát, thực thi có hiệu qủa chính sách tiền tệ quốc gia . Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, rủi ro kinh doanh lại là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là lĩnh vực rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bởi nó có khả năng gây ra phản ứng dây truyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống - kinh tế - chính trị - xã hội và có thể lan rộng ra khỏi phạm vi một quốc gia thậm chí là cả khu vực và toàn cầu.Trước xu thế hội nhập, các tổ chức tài chính ngân hàng sẽ luôn phải đối phó với sự cạnh tranh cũng như nhiều loại hình rủi ro khác nhau. Ở Việt Nam, do xuất phát điểm của các ngân hàng trong nước khá thấp so với trung bình trong khu vực nên việc phải tập trung phát triển và quan tâm đến lợi nhuận được xem là ưu tiên số một. Điều này dẫn đến công tác quản lý rủi ro của các ngân hàng Việt Nam hầu như vẫn đang bị bỏ ngỏ và chưa được đầu tư xây dựng một cách thỏa đáng và chuyên nghiệp. Đó là lí do vì sao, tỉ lệ nợ xấu cùng nhiều vấn đề phát sinh do mất khả năng kiểm soát đang trở thành bài toán chưa có lời giải tại hầu hết các ngân hàng Việt Nam hiện nay và ngay chính tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam) một định chế tài chính hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Lợi nhuận đem lại cho NHNo&PTNT Việt Nam chủ yếu là từ hoạt động tín dụng (chiếm tỷ trọng 90% tổng thu nhập ngân hàng). Do vậy, công tác quản trị rủi ro tín dụng có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển đi lên của NHNo&PTNT Việt Nam.
    Để hạn chế được những rủi ro trong hoạt động tín dụng, cần phải xây dựng và ban hành một chiến lược quản trị rủi ro tín dụng theo các quy tắc và chuẩn mực của ngân hàng hiện đại.
    Trước thực tiễn yêu cầu trên, tác giả đã chọn vấn đề: “Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...