Đồ Án Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 2012

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

    Đề tài Luận án: Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
    Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng
    Thực hiện: 08/2012
    Mã số: 62.31.12.01
    Nghiên cứu sinh: Nguyễn Tuấn Anh
    Người hướng dẫn: GS.TS Cao Cự Bội

    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:
    Áp dụng các quan niệm về mặt rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng vào bối cảnh ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án đã đưa ra các dấu hiệu cơ bản để nhận biết rủi ro tín dụng Việt Nam, bao gồm nhóm các dấu hiệu phát hiện và cảnh báo sớm rủi ro và nhóm các yếu tố nhận diện rủi ro, cũng như cách đo lường rủi ro tín dụng. Trên cở sở đó, Luận án đã đề xuất mô hình quản trị rủi ro tín dụng theo các quy tắc và chuẩn mực của ngân hàng hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển ổn định, bền vững của ngành ngân hàng Việt Nam.
    Luận án đề xuất mô hình đo lường rủi ro hiện tại và tương lai, qua đó xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng theo chuẩn mực quốc tế.
    Tiếp cận các chuẩn mực quản lý rủi ro tín dụng theo Ủy ban BASEL, kết hợp với các tiêu chuẩn của Việt Nam, Luận án đã đưa ra một hệ thống đầy đủ các tiêu chí định tính và định lượng để đánh giá hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam – điều mà các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam chưa đưa ra đầy đủ. Các nội dung và tiêu chí đánh giá này là cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng và đảm bảo thành công cho một chiến lược quản trị rủi ro tín dụng hoàn thiện tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng.
    Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
    Trên cơ sở sử dụng hệ thống các tiêu chí đã được xây dựng, luận án đã chỉ ra nhiều hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam như: Mô hình quản trị rủi ro còn nhiều lạc hậu; Hệ số CAR thấp nhất so với các ngân hàng thương mại quốc doanh khác; Cơ cấu vốn chủ sở hữu thấp; Hệ thống đánh giá chấm điểm khách hàng chưa đánh giá đúng khả năng khách hàng và còn mang tính hình thức; Công tác phân loại nợ chưa thực hiện đầy đủ, việc trích lập dự phòng rủi ro chưa thực sự hoàn hảo.
    Luận án đã đưa ra khuyến nghị về tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng như đề xuất nhấn mạnh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cần nhanh chóng thay đổi mô hình quản trị rủi ro tín dụng, thành lập Ủy ban quản trị rủi ro, phân công lại chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị, xây dựng hệ thống báo cáo theo chuẩn quốc tế.
    Luận án cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và một số bộ ngành có liên quan tập trung vào hoàn thiện mộ trường pháp lý, cụ thể là việ chứng nhận quyền sử dụng đất tại các địa phương, sửa đổi Luật đất đai, quy chế xử lý phát mại tài sản, sửa đổi quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước, chuyển sang sử dụng công cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ và giảm các biện pháp hành chính trong quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...